thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tác giả là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm, tuy nhiên quyền tác giả hay quyền liên quan cũng có thời hạn bảo hộ. Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã quy định chi tiết về thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.

Bài viết này Hãng Luật TGS nêu cụ thể về thời gian bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm theo quy định của pháp luật hiện hành.

thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Thông thường tác phẩm sẽ có đầy đủ, trọn vẹn các quyền nhân thân và quyền tài sản khi chủ sở hữu đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả.

Tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ quy định chi tiết về thời gian bảo hộ quyền tác giả đối với quyền tài sản và quyền nhân thân đối với tác phẩm.

1. Thời hạn bảo hộ quyền tài sản

Căn cứ tại Khoản 2 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì quyền tài sản đối với tác phẩm sẽ có thời hạn bảo hộ như sau:

– Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mĩ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh là: 75 năm, được tính bắt đầu từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu.

– Thời gian bảo hộ đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời gian 25 năm từ khi tác phẩm được định hình là: 100 năm bắt đầu tính từ khi tác phẩm được định hình.

– Thời hạn bảo hộ bản quyền tác giả đối với quyền tài sản của tác phẩm không thuộc các loại hình tác phẩm nêu trên sẽ là suốt cuộc đời và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Nếu có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ quyền tài sản sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

>> Có thể bạn quan tâm: Quyền nhân thân và quyền tài sản gồm những quyền nào?

2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với quyền nhân thân

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân sẽ là vô thời hạn đối với các quyền sau:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm;

– Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm;

– Quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả sở hữu.

Đối với quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm thì thời hạn bảo hộ quyền nhân thân sẽ giống với quyền tài sản (Xem cụ thể bên trên.)

3. Tác phẩm thuộc về ai sau khi hết thời gian bảo hộ bản quyền tác giả

Câu hỏi mà cũng khá nhiều người đặt ra sau khi hết thời gian bảo hộ thì tác phẩm sẽ thuộc về ai? Tác phẩm sẽ thuộc về cộng đồng ngay sau khi thời hạn bảo hộ và ai cũng có thể sử dụng tác phẩm đó mà không cần phải xin phép.

Nhưng chúng ta cũng cần lưu ý khi sử dụng tác phẩm đó, không được làm mất đi bản chất của tác phẩm và phải thể hiện tên của tác giả bởi quyền nhân thân sẽ không bị mất đi.

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan

Căn cứ Điều 34 Luật Sở hữu trí tuệ hợp nhất 2019 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến quyền tác giả được quy định như sau:

– Thời hạn bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn là 50 năm, được tính từ năm tiếp theo năm mà cuộc biểu diễn được định hình.

– Thời hạn bảo hộ quyền liên quan của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu chưa được công bố.

– Thời gian bảo hộ quyền liên quan của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm mà chương trình phát sóng được thực hiện.

*Lưu ý: Thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan quy định nêu trên sẽ chấm dứt vào 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt.

Mọi thắc mắc về Sở hữu trí tuệ, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 19008698 để được tư vấn miễn phí !

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!