Bài học và một số khuyến nghị của Luật sư sau vụ việc Lừa xuất khẩu hạt Điều ra nước ngoài của Việt Nam
Bài học và một số khuyến nghị của Luật sư sau vụ việc Lừa xuất khẩu hạt Điều ra nước ngoài của Việt Nam

Bài học và một số khuyến nghị của Luật sư sau vụ việc Lừa xuất khẩu hạt Điều ra nước ngoài của Việt Nam

Bài học và một số khuyến nghị của Luật sư sau vụ việc Lừa xuất khẩu hạt Điều ra nước ngoài của Việt Nam.

1. Theo luật sư thì doanh nghiệp cần phải làm những gì để tránh các vụ việc tương tự xảy ra như trên?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, thì việc mua bán, xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế là xu thế tất yếu và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Điều này đã tạo ra những cơ hội kinh doanh rất lớn cho các doanh nghiệp, cũng như góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Tuy nhiên, song hành với những cơ hội thì các hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tranh chấp, thậm chí là bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, các doanh nghiệp cần phải hết sức thận trọng, có những biện pháp phòng vệ cần thiết, để đảm bảo an toàn, phòng tránh rủi ro, tranh chấp, bị lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế.

Thứ nhất: các doanh nghiệp cần chú trọng đến việc thẩm định thông tin của đối tác, có biện pháp xác minh về tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, trình độ chuyên môn của đối tác nước ngoài. Việc xác minh này có thể được thực hiện thông việc yêu cầu đối tác cung cấp các giấy tờ cần thiết (Giấy phép kinh doanh, các giây tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của doanh nghiệp nước ngoài.v.v..), hoặc qua các cơ quan xúc tiến thương mại, Hiệp hội ngành hàng, các diễn đàn doanh nghiệp, các đối tác và các đơn vị tư vấn. v.v..

Thứ hai: Cần tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài. Việc thực hiện thẩm tra có thể thực hiện qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra tín dụng, qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu…

Thứ ba: Các doanh nghiệp cũng cần lựa chọn phương thức giao dịch, trao đổi đảm bảo tính xác thực. Nếu không thể gặp gỡ và trao đổi trực tiếp thì nên yêu cầu đối tác sử dụng email, điện thoại, fax, địa chỉ chính thức có đăng ký hợp pháp thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo… để tránh bị giả mạo.

Thứ tư: Các doanh nghiệp cần hết sức cận trọng trong việc thỏa thuận, soạn thảo, rà soát và ký kết hợp đồng, từ các vấn đề hình thức, ngôn ngữ của hợp đồng, đến chủ thể, thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung của hợp đồng, việc chọn luật áp dụng,.v.v., để đảm bảo sự phù hợp với luật pháp Việt Nam, pháp luật nước ngoài, các Điều ước quốc tế và các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, để tránh việc hợp đồng  bị vô hiệu hoặc có những điều khoản bất lợi, chứa đựng các rủi ro không đáng có cho doanh nghiệp.

 Thứ năm: Hiện nay, trong giao thương quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán như: phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức ghi sổ, phương thức nhờ thu kèm chứng từ (D/P), phương thức tín dụng chứng từ (L/C)… Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý tìm hiểu các quy định của pháp luật, các nguyên tắc và thông lệ quốc tế, để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên, cũng như các ưu và nhược điểm của từng hình thức thanh toán. Qua đó, có thể xem xét, thỏa thuận, lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý và an toàn.

Doanh nghiệp nên đề nghị đối tác sử dụng L/C không hủy ngang mở tại các ngân hàng uy tín quốc tế, hạn chế cho khách hàng trả chậm. Khi đối tác mở L/C, cần đề nghị ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi giao chứng từ. Đối với thanh toán D/P, doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng mức cọc trên 50% và phải chọn ngân hàng uy tín. Không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán. Qua đó, có thể đảm bảo tính an toàn và hạn chế tối đa rủi ro trong giao dịch, thanh toán.

Thứ sáu: Các doanh nghiệp cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định của pháp luật Việt Nam, các Điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài có liên quan, để có thể dự liệu, phòng tránh, hạn chế tối đa các rủi ro pháp lý, cũng có thể kịp thời có những giải pháp phù hợp, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi xảy ra các vụ việc rủi ro, hoặc tranh chấp và khiếu kiện.

Thứ bẩy: Các doanh nghiệp cũng cần xem xét và cân nhắc việc mua bảo hiểm xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh.

2. Cơ quan chức năng của Việt Nam liên quan đến sự việc này cần phải làm gì để bảo vệ doanh nghiệp trong nước. Đồng thời cần có những thông tin, cảnh báo như thế nào đến doanh nghiệp các doanh nghiệp khi làm ăn với doanh nghiệp nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Trước hết. các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, đặc biệt là các cơ quan có chức năng tại nước ngoài cần tìm hiểu, phối hợp với các cơ quan của nước sở tại, để phát hiện và cảnh báo, công bố danh sách các doanh nghiệp có dấu hiệu kinh doanh bất chính, lừa đảo, phi pháp tại nước ngoài. Đồng thời, thường xuyên cập nhật, thông tin về các dấu hiệu, thủ đoạn lừa đảo của các doanh nghiệp nước ngoài để doanh nghiệp Việt Nam có biện pháp phòng tránh.

Mặt khác, các cơ quan chức năng phải kịp thời có những sự hỗ trợ pháp lý cần thiết đối với các doanh nghiệp trong nước trong các vụ việc rủi ro, tranh chấp, khiếu kiện pháp lý tại nước ngoài. Đề nghị và phối hợp với các quan có thẩm quyền của nước ngoài trong việc giải quyết các vụ việc pháp sinh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Qua các vụ việc phát sinh trên thực tế thì các cơ quan chức năng cũng cần phải xem xét và nghiên cứu, hoàn thiện các hệ thống quy định của pháp luật về hoạt động thương mại, tạo hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho các doanh nghiệp.

Các hiệp hội kinh doanh cũng cần đưa ra những sự hỗ trợ kịp thời, để trợ giúp về mặt thông tin và pháp lý cho các doanh nghiệp, để giúp họ có thể giải quyết tốt nhất vụ việc, tránh những rủi ro và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

3. Trong tháng 3 này, hầu hết các lô hàng điều của Việt Nam sẽ về cảng của nước Ý (Italia). Dù cảnh sát nước Ý (Italia) đã tạm thời chặn lại nhưng theo luật pháp quốc tế, bên cầm chứng từ gốc sẽ được nhận hàng. Trong thời gian gấp gáp như vậy, doanh nghiệp cần phải làm những gì, thưa Luật sư?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Mặc dù, Cảnh sát Italia đã kịp thời chặn được các container tại cảng nhưng vụ việc chưa thể kết thúc mà sẽ phải trải qua quá trình điều tra, xác minh và giải quyết của các cơ quan chức năng Việt Nam và Italia. Các doanh nghiệp có liên quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc, do khoảng cách về địa lý, cũng như những sự khác biệt về hệ thống pháp luật, thủ tục pháp lý và sự tốn kém về chi phí kiện tụng.

Do đó, các doanh nghiệp vẫn rất cần có sự đồng hành và trợ giúp của các cơ quan chức năng của Việt Nam, các hiệp hội. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên nhờ sự tư vấn và trợ giúp về mặt pháp lý của các luật sư Việt Nam và Italia trong quá trình giải quyết vụ việc, để có thể có những cách thức giải quyết vụ việc đúng đắn, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

4. Trong vụ việc này, Ngân hàng Việt Nam có trách nhiệm gì trong việc chứng từ gốc bị mất hay không, Thưa Luật sư ?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Trong vụ việc này, các doanh nghiệp đã sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P). Theo hình thức này, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ trao chứng từ gốc cho ngân hàng Việt Nam để ngân hàng chuyển sang cho ngân hàng mà nhà nhập khẩu chỉ định. Nhận được chứng từ, ngân hàng đó sẽ yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu thanh toán, thanh toán xong mới trao chứng từ gốc để nhà nhập khẩu nhận hàng.

Theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) số 522 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC), trong phương thức thanh toán nhờ thu này thì Ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các chứng từ mình nhận được là đúng với chỉ thị nhờ thu và thông báo cho bên nhận không chậm chễ; mà không có trách nhiệm trong việc xác nhận hàng hóa xuất khẩu, tính chính xác của bộ chứng từ giao hàng và không chịu trách nhiệm về việc thất lạc, cắt xén, mất mát chứng từ đang vận chuyển trên đường.

Vì vậy, nếu Ngân hàng Việt Nam đã thực hiện đúng theo chỉ thị nhờ thu thì Ngân hàng sẽ hoàn toàn được miễn trách nhiệm trong việc chứng từ gốc bị mất. Trong trường hợp phát sinh rủi ro hoặc tranh chấp thì các bên có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc trọng tài kinh tế… tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng hoặc quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể yêu cầu ngân hàng có những sự hỗ trợ nhất định trong quá trình giải quyết vụ việc (trong khuôn khổ luật định), để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của mình.

5. Nhiều ý kiến cho rằng, phương thức L/C bảo lãnh xuất khẩu là an toàn và ít rủi ro nhất cho DN nhưng DN nông nghiệp lợi nhuận mỏng như lá lúa, trong khi chi phí ngân hàng cho dịch vụ này khá cao. Ông nói gì về điều này?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Trong phương thức L/C, ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ; chi hộ, mà còn là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên хuất khẩu; đảm bảo cho tổ chức хuất khuẩu được khoản tiền tương ứng ᴠới hàng hoá mà họ đã cung ứng. Về phía nhà хuất khẩu: rủi ro ít nhất, ngân hàng phát hành/ ngân hàng хác nhận có trách nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp ᴠới nội dung trong L/C.

Hiện nay, trong giao thương quốc tế, có nhiều phương thức thanh toán. Mỗi phương thức có ưu, nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ các phương thức để lựa chọn phương thức cho phù hợp với yêu cầu, khả năng chấp nhận rủi ro và khả năng chi trả của doanh nghiệp mình. Nếu doanh nghiệp muốn đảm bảo khả năng rủi ro thấp thì cần phải trả chi phí cao cho phương thức thanh toán L/C. Còn nếu doanh nghiệp không muốn trả chi phí cao cho phương thức thanh toán L/C thì tiến hành lựa chọn phương thức thanh toán khác như Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (Phương thức D/P). Tuy nhiên nên thỏa thuận với nhà nhập khẩu đặt cọc tối thiểu 50% và tiến hành các biện pháp khác để hạn chế rủi ro như: Thẩm định kỹ thông tin nhà nhập khẩu; cẩn trọng trong việc thỏa thuận, soạn thảo, rà soát và ký kết hợp đồng, từ các vấn đề hình thức, ngôn ngữ của hợp đồng, đến chủ thể, thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung của hợp đồng, việc chọn luật áp dụng,.v.v.

6. Một doanh nghiệp xuất khẩu tiêu và điều khá lớn cho rằng, trước đây DN này cũng dính vụ lừa đảo tương tự. Và họ cũng dùng phương thức NHỜ THU. Tuy nhiên, ngân hàng đã cảnh báo trước lúc tiếp cận hồ sơ. Qua câu chuyện hơn 160 tỷ đồng nghi lừa đảo xuất khẩu điều này, đánh giá thế nào về ĐẠO ĐỨC, NĂNG LỰC và KHẢ NĂNG tiếp cận thông tin từ nước ngoài của các ngân hàng?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)

Theo Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC) số 522 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC), trong phương thức thanh toán nhờ thu này thì Ngân hàng chỉ có vai trò là trung gian thu hộ và có trách nhiệm xác định các chứng từ mình nhận được là đúng với chỉ thị nhờ thu và thông báo cho bên nhận không chậm chễ; mà không có trách nhiệm trong việc xác nhận hàng hóa xuất khẩu, tính chính xác của bộ chứng từ giao hàng và không chịu trách nhiệm về việc thất lạc, cắt xén, mất mát chứng từ đang vận chuyển trên đường.

Đối với vụ việc này là phương thức thanh toán nhờ thu, vì thế nên ngân hàng không có trách nhiệm trong việc đảm bảo giao dịch được thanh toán hay hàng hóa là phù hợp với thỏa thuận giữa người mua (nhà nhập khẩu) – người bán (nhà xuất khẩu). Và đặc biệt, họ không có trách nhiệm thẩm định thông tin nhà nhập khẩu có dấu hiệu lừa đảo hay không? Trong trường hợp Ngân hàng thấy phương thức thanh toán nhờ thu là tỷ lệ rủi ro cao đối với các nhà xuất khẩu, họ có thể tư vấn hay cảnh báo thì lựa chọn cuối cùng có tiến hành giao dịch hay không là ở doanh nghiệp xuất khẩu.

»BÁO CHÍ ĐƯA TIN:

Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://lsvn.vn/vu-nghi-lua-dao-xuat-khau-dieu-di-italy-doanh-nghiep-can-luu-y-nhung-gi1647482968.html

Kinh tế & Đô thị đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://kinhtedothi.vn/than-trong-khi-thanh-toan-d-p.html

Báo điện tử Đầu tư, thuộc nhóm báo của Báo Đầu tư đăng tải ý kiến của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS: https://baodautu.vn/luat-su-co-rat-nhieu-bay-lua-trong-thuong-mai-quoc-te-d162408.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!