Bảo hiểm xe máy bắt buộc: Những quy định quan trọng cần biết

Đối với các phương tiện oto, xe máy khi lưu thông trên đường bắt buộc phải đóng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Vậy thực chất đây là loại bảo hiểm gì? Có bắt buộc hay không và được pháp luật quy định như thế nào? Để trả lời các câu hỏi này. Luật sư Phạm Thị Hồng Nhung – Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội đã có buổi trao đổi với phóng viên báo VietNamBiz.

Câu hỏi 1: Những thủ tục mà người mua bảo hiểm phải thực hiện để được bồi thường cần thay đổi như thế nào để người dân thực sự cảm thấy đây là sản phẩm bảo vệ họ, chứ không phải sản phẩm mua để đối phó?

Luật sư Phạm Thị Hồng Nhung – Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Từ  ngày 15/5/2020 đến 14/6/2020, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) trên toàn quốc sẽ ra quân tổng kiểm soát xử lý vi phạm bảo đảm trật tự an toàn giao thông – trật tự xã hội. Trong đợt tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, CSGT toàn quốc sẽ kiểm tra đủ 4 loại giấy tờ đối với người đi xe máy và 5 loại đối với tài xế ô tô. Vì vậy, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm) đang được rất nhiều người quan tâm và tìm mua.

Bảo hiểm xe máy bắt buộc có tên gọi đầy đủ là Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe môtô – xe máy. Đây là một trong những loại giấy tờ mà người điều khiển xe cơ giới phải mang theo khi tham gia giao thông tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BTC ra ngày 16/02/2016.

Để được bồi thường, chủ xe cơ giới cần phải trải qua một loạt các thủ tục mới có thể hoàn tất một bộ hồ sơ yêu cầu bồi thường với “hàng tá” loại giấy tờ như: Tờ khai thông báo tai nạn (theo mẫu); Bản sao giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận bảo hiểm, CMND; Tài liệu chứng minh thiệt hại về người tùy theo mức độ thiệt hại; Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản… Đồng thời, tất cả giấy tờ phải có mộc đỏ của công an cùng sự ghi nhận của công ty bảo hiểm. Với những thủ tục rườm rà và tương đối phức tạp thì việc nhận tiền bồi thường từ doanh nghiệp bảo hiểm là rất lâu nên đa số người dân khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS thì thường để đối phó với cảnh sát giao thông, chứ không hề nghĩ đây là sản phẩm bảo vệ họ.

Để cho người dân thực sự nghĩ bảo hiểm bắt buộc TNDS thực sự là sản phẩm bảo vệ họ thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm cần phải giảm thiểu thủ tục, thời gian phải nhanh chóng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục đòi bồi thường tiền bảo hiểm bắt buộc TNDS như giảm thiểu một số giấy tờ cũng như sự có mặt của công an và doanh nghiệp bảo hiểm tại hiện trường xảy ra tai nạn trong một số trường hợp nhất định.

Câu hỏi 2: Nên bỏ những quy định nào về thủ tục đòi bồi thường để tạo thuận lợi cho người mua bảo hiểm?

Luật sư Phạm Thị Hồng Nhung – Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Căn cứ vào Điều 14, Điều 15 Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định Quy tắc, điều khoản, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có quy định về thủ tục để người mua bảo hiểm phải thực hiện để được bồi thường như sau:

– Khi xảy ra tai nạn gây tổn thất về người, tài sản cho bên thứ ba thì cần thông báo, liên hệ với bên doanh nghiệp bảo hiểm và cơ quan công an để làm các thủ tục xử lý vụ tai nạn.

– Để được hưởng tiền bồi thường bảo hiểm, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn thì chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.

Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm trách nhiệm dân sự gồm:

+ Thông báo tai nạn và yêu cầu bồi thường (Phụ lục 7)

+ Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác của lái xe, Giấy chứng nhận bảo hiểm);

+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Giấy chứng thương, Giấy ra viện, Giấy chứng nhận phẫu thuật, Hồ sơ bệnh án, Giấy chứng tử trong trường hợp tử vong);

+ Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản (Hóa đơn chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa tài sản, Các giấy tờ chứng minh chi phí hợp lý cần thiết để giảm thiểu tổn thất);

+ Bản sao các tài liệu của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (Biên bản khám nghiệm hiện trường, Hồ sơ hiện trường, biên bản khám nghiệm phương tiện tai nạn, Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu về vụ tai nạn, Các tài liệu liên quan khác (nếu có), …).

Theo quy định trên, khi có một vụ tai nạn xảy ra muốn được hưởng tiền bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm thì phải có biên bản của CSGT hoặc giấy xác nhận của công an khu vực (nơi xảy ra tai nạn). Nếu người bị thương tích phải nhập viện thì phải có giấy ra viện, đơn thuốc. Nếu xe bị hư hỏng phải có hóa đơn của tiệm sửa chữa và xác nhận vụ việc của công an. Đồng thời, tất cả giấy tờ phải có mộc đỏ của công an cùng sự ghi nhận của công ty bảo hiểm.

Chính vì vậy, để có thể cho người dân thấy được lợi ích của việc mua bảo hiểm bắt buộc TNDS thì nên bỏ bớt một số giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm TNDS, cụ thể:

“Điều 14. Hồ sơ bồi thường

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại, cơ quan công an và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác để thu thập các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn giao thông để lập Hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các tài liệu sau:

…..

  1. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn (trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này):

a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.

b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có).

c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn.

d) Thông báo sơ bộ kết quả Điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).

  1. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không có các tài liệu quy định tại Khoản 4 Điều này và thiệt hại xảy ra ước tính dưới 10 triệu đồng, hồ sơ bồi thường phải có các tài liệu quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều này và các tài liệu sau:
  2. a) Biên bản xác minh vụ tai nạn giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ xe cơ giới có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nơi xảy ra tai nạn. Biên bản xác minh vụ tai nạn phải có các nội dung sau:

– Thời gian, địa Điểm xảy ra tai nạn;

– Thông tin do chủ xe cơ giới hoặc lái xe gây tai nạn, nạn nhân hoặc đại diện của nạn nhân, các nhân chứng tại địa Điểm xảy ra tai nạn (nếu có) cung cấp. Các đối tượng cung cấp thông tin phải ghi rõ họ tên, số chứng minh thư, địa chỉ;

– Mô tả hiện trường vụ tai nạn và thiệt hại của phương tiện bị tai nạn (kèm theo bản vẽ, bản ảnh).

b) Biên bản giám định xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền lập.

c) Các tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).”

Những giấy tờ theo khoản 4 và khoản 5 Điều 14 Thông tư 22/2016/TT-BTC chỉ áp dụng đối với những vụ tai nạn nghiêm trọng, còn những vụ tai nạn ít nghiêm trọng thì có thể bỏ qua. Bởi vì khi xảy ra tai nạn, nếu nhẹ thì hai bên thường tự thỏa thuận giải quyết với nhau và nặng thì công an mới tới hiện trường xảy ra vụ việc nên nếu để công an lập biên bản xảy ra vụ tai nạn thường rất khó và tương đối tốn kém về chi phí nên người dân thường rất e ngại điều này.

Câu hỏi 3: Nếu sự cố tai nạn xảy ra, người mua bảo hiểm liên hệ với Công ty bảo hiểm, nhưng Công ty bảo hiểm lại chậm trễ trong việc đưa nhân viên tới hiện trường thì người mua bảo hiểm cần làm những gì để bảo vệ quyền lợi, và có nên kiện Công ty bảo hiểm không ? Vì sao?

Luật sư Phạm Thị Hồng Nhung – Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

* Nếu sự cố tai nạn xảy ra, người mua bảo hiểm liên hệ với Công ty bảo hiểm, nhưng Công ty bảo hiểm lại chậm trễ trong việc đưa nhân viên tới hiện trường, để bảo vệ quyền lợi của mình thì người mua bảo hiểm cần làm như sau:

– Khi xảy ra tai nạn giao thông, trước tiên chủ xe, lái xe phải có trách nhiệm bảo vệ hiện trường tai nạn, bảo vệ tài sản.

– Tiếp theo, chủ xe, lái xe sẽ báo ngay cho cảnh sát giao thông hoặc cơ quan công an địa phương tham gia để phối hợp giải quyết tai nạn. Bởi vì khi lực lượng chức năng tham gia giải quyết thì sẽ lập biên bản, ghi lại toàn bộ diễn biến vụ tai nạn xảy ra và doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.

* Nếu sự cố tai nạn xảy ra, người mua bảo hiểm liên hệ với Công ty bảo hiểm, nhưng Công ty bảo hiểm lại chậm trễ trong việc đưa nhân viên tới hiện trường thì người mua bảo hiểm có nên kiện Công ty bảo hiểm không?

Tùy thuộc vào tính chất nghiêm trọng của vụ tai nạn, mức độ thiệt hại của chủ xe, lái xe cũng như trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm thì tùy từng trường hợp chủ xe, lái xe mới thực hiện việc kiện Công ty bảo hiểm. Cụ thể:

– Trước tiên chủ xe, lái xe nên thỏa thuận, thương lượng với công ty bảo hiểm và yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường đầy đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.

– Nếu phía công ty bảo hiểm gây khó dễ cho chủ xe, lái xe nhằm mục đích để không phải trả tiền bồi thường bảo hiểm TNDS và thiệt hại của chủ xe, lái xe lớn thì trường hợp này người mua bảo hiểm nên kiện Công ty bảo hiểm.

Ý kiến của Luật sư đăng trên báo Việt Nam Biz: 

https://vietnambiz.vn/luat-su-hien-ke-de-thu-tuc-boi-thuong-bao-hiem-xe-may-bot-ruom-ra-20200523083527746.htm

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!