Bói toán lừa đảo trên mạng có bị xử lý hình sự không?

Trong thời gian vừa qua, có rất nhiều độc giả đã đặt câu hỏi liên quan tới việc các cá nhân livestream với hình thức bói toán trên mạng, việc bói toán là miễn phí, tuy nhiên để biết sâu hơn, một số người dùng được gợi ý để trả phí, hoặc bói toán cúng lễ tại nhà, dưới đây là nội dung phòng vấn của Truyền Hình Quốc Phòng Việt Nam với Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó phòng tranh tụng công ty luật TGS để giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan tới sự việc trên.

1. Theo Luật sư, những hình thức trên có được coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

……………..”

Để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi vi phạm  phải đáp ứng các yếu tố: “dùng thủ đoạn gian dối” và “chiếm đoạt tài sản của người khác”. Cụ thể hơn, 4 yếu tố cấu thành tội phạm (Khách thể của tội phạm; Chủ thể của tội pham; Mặt khách quan của tội phạm; Mặt chủ quan của tội phạm) được thể hiện như sau:

Khách thể của tội phạm:Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự.

Mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

  • Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
  • Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

 Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

Dấu hiệu khác 

Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

 Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Mặt chủ quan của tội phạm:Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

Như vậy, đối với các cá nhân sử dụng các hình thức như livestream bói toán, bói toán cúng lễ tại nhà, gợi ý người xem mua búp bê, bùa chú để giải hạn…nếu có đủ 4 yếu tố như phân tích ở trên đặc biệt là cá nhân đó thực hiện hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên thì sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mức độ vi phạm của các hành vi này như thế nào? Có đủ cấu thành vi phạm hình sự không?

Đối với hành vi xem bói onlie.., tùy mức độ, tính chất, hậu quả từng hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự.

Theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, quy định phạt tiền 3-5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.

Như vậy, người có hành vi xem bói, lên đồng, gọi hồn,…hoặc các hành vi tương tự khác có thể bị xử phạt từ 3 – 5 triệu đồng, đồng thời buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Trong trường hợp hành vi bói toán gây ra hậu quả nghiêm trọng, hoặc người đã từng bị xử phạt hành chính nhưng vẫn vi phạm tiếp thì có thể bị xử lý hình sự như sau:

Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan

Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy với chế tài hình sự, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm

Người dùng mạng cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng gì để tránh bị lợi dụng, chiếm đoạt tài sản?

Với thực trạng internet bùng nổ như hiện nay, hơn hết chúng ta cần phải giữ một thái độ tỉnh táo, đề cao cảnh giác trước những cám dỗ đến từ mạng xã hội. Không có gì là dễ dàng cả, mọi may mắn đều đến từ nỗ lực của chính bản thân mỗi người.

Bên cạnh đó, mọi người cần giữ cho mình thói quen cập nhật tin tức trên các kênh báo chính thống. Đồng thời tìm hiểu, cập nhạt kịp thời các quy định của pháp luật để có thể tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh.

Một số hình thức lừa đảo khác của việc bói toán online? Theo đại diện, việc bói toán này có đang lợi dụng sự pha trộn văn hóa tâm linh, tôn giáo để trục lợi?

Việc Xem bói, đi lễ ngày tết được xem như văn hóa tâm linh của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Đặc biệt Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ là một trong 12 loại hình văn hóa được Unesco công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của Việt Nam. Tuy nhiên không phải người dân nào cũng có hiểu biết nhất định về vấn đề tâm linh, lễ bái. Do đó bắt đầu phát sinh việc lợi dụng niềm tin của người dân mà trục lợi, lừa đảo.

Một số hình thức biến tướng của việc xem bói online hiện nay chúng ta có thể thấy như là xem bói bài tây, xem chỉ tay, xem tướng số, xem vận hạn dựa vào ngày tháng năm sinh, hoặc lợi dụng từ việc xem bói miễn phí mà đề xuất người xem bỏ khoản tiền lớn ra để cắt duyên, giải hạn, giải vong,….

Hay dễ dàng hơn như là mua vòng, búp bê hoặc các sản phẩm tượng trưng khác để tăng vận may. Người mua về không biết có thể trở nên may mắn hơn không, nhưng điều dễ nhận thấy nhất đó là họ sẽ phải bỏ ra số tiền lớn để có được những món đồ này. Do đó, người dân cần phải tỉnh táo, không nên tin tưởng mù quáng mà dẫn đến tiền mất tật mang.

 

>Ý kiến của Lật sư Nguyễn Đức Hùng đã được đăng trên báo Pháp Luật Việt Nam: https://baophapluat.vn/tu-van-365/boi-toan-qua-mang-co-bi-xu-ly-514433.html 

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!