Dùng kích điện để đánh bắt thủy sản có bị xử phạt không?

Bạn đọc Nguyễn Thùy (Nam Định) hỏi: Thời gian gần đây tôi thấy tình trạng người dân đăng hình ảnh dạy cách đánh bắt các loại thủy sản nước ngọt, nhất là cá, lươn, trạch ở trên mạng khá nhiều. Và bản thân tôi cũng được chứng kiến nhiều người mang kích điện đi để đánh bắt cá, lươn trạch sau mỗi cơn mưa, không chỉ đi bộ và còn ngồi trên thuyền dùng kích đánh bắt cá trên các sông, ngòi, ao hồ theo đúng cách quảng bá ở trên mạng.

Quá trình đánh bắt cá diễn ra ban ngay, hiên ngang, tư do vác kích đi lại bất cứ chỗ có thể đánh bắt. Mà kích điện được chế tạo với công xuất và sức hủy diệt ngày càng lớn, thậm chí có cả loại kích điện tử siêu nhạy. Là người dân ở vùng quê tôi thấy tình trạng nhiều người sử dụng kích điện như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, làm mất cân bằng sinh thái, thậm chí nó sẽ trở thành vũ khi nguy hiểm khi có tình huống xảy ra.

Vậy cho tôi hỏi:

Có quy định nào về việc cấm đánh bắt các loại thủy sản bằng kích điện không?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Tình trạng dùng điện lưới, máy xung điện để khai thác thủy hải sản vẫn diễn ra khá phổ biến ở nước ta. Đây là hành vi rất nguy hiểm, không chỉ có tính hủy diệt, tận diệt, gây ra nhiều hệ lụy tới môi trường mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe và tính mạng của con người.

Do đó, ngày 02/01/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản, có nội dung: “Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản ở tất cả các vùng nước.”; Tiếp đó, Luật thủy sản năm 2003 và hiện nay là Luật thủy sản năm 2017 đều có quy định nghiêm cấm hành vi sử dụng dòng điện, xung điện để khai thác thủy sản. Tại Khoản 7 Điều 7 Luật Thủy sản năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019) quy định nghiêm cấm các hành vi “sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, xung điện, dòng điện, phương pháp, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt để khai thác nguồn lợi thủy sản”.

Như vậy, việc sử dụng kích điện hoặc dòng điện để khai thác thủy sản là hành vi trái pháp luật, đã bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật.

Mức phạt ra sao?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

Theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, tại Điều 28 về “vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản” có quy định: Hành vi sử dụng công cụ kích điện để khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá sẽ bị xử phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; Hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán công cụ kích điện để khai thác thủy sản cũng sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; Hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp dòng điện từ máy phát điện trên tàu cá để khai thác thủy sản sẽ bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; đối với hành vi sử dụng dòng điện (điện lưới) để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ xung như: Tịch thu công cụ kích điện, máy phát điện và ngư cụ; tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng.

Bên cạnh đó, hành vi “sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản” cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản” theo quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 khi thuộc một trong các trường hợp: “Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”. Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến mức cao nhất là 10 năm tù. Mặt khác, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với Pháp nhân thương mại phạm tội này sẽ có thể phải đối diện với các hình phạt như: Phạt tiền từ hạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm. Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt? Chính quyền và địa phương để dân tự do dùng kích đánh bắt cá ban ngày, thậm chí còn tung lên mạng có phải chịu trách nhiệm gì không?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội:

Theo quy định tại Chương 3 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì tùy theo hành vi phạm và mức xử phạt cụ thể mà các hành vi vi phạm quy định về sử dụng điện để khai thác thủy sản(quy định tại Điều 28 Nghị định này) sẽ thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản có chức năng quản lý chuyên ngành về thủy sản, lực lượng Công an nhân dân (Trưởng Công an cấp huyện, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông), Cảnh sát biển (Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển, Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển, Tư lệnh Cảnh sát biển), Bộ đội biên phòng (Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng), Kiểm ngư (Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư); và Thanh tra của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông hoặc của Chi cục và Tổng cục Thủy sản.

Tại Điều 3 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các nguyên tắc: “Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”;“Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật”. Tuy nhiên thực tế, có rất nhiều hành vi vi phạm liên quan đến việc dùng điện trong khai thác thủy sản đã không được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật.

Theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật trong thi thành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, thì đối với cán  bộ, công chức có hành vi “không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật” thì có thể phải chịu hình thức kỷ luật là cảnh cáo; còn đối với hành vi dung túng, bao che cho người vi phạm thì có thể bị cách chức đối với cán bộ, và buộc thôi việc đối với công chức, viên chức theo quy định tại các Điều 25, Điều 28 và Điều 29 Nghị định này.

Ý kiến của Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội đã được đăng tài trên báo Pháp Luật Việt Nam số 130 thứ 7 ngày 9/5/2020, mời bạn đọc tham khảo tại:

https://m.baophapluat.vn/tu-van-365/dung-kich-dien-danh-bat-thuy-san-bi-xu-phat-the-nao-515344.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!