Không đủ căn cứ để truy tố Đường “Nhuệ” trong vụ gian lận đấu giá đất ở Thái Bình

Liên quan tới vụ án gian lận đấu giá đất số 9, khu quy hoạch dân cư Bồ Xuyên, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình, cơ quan điều tra xác định, dù Nguyễn Xuân Đường (tức Đường “Nhuệ”) có hành vi tham gia vụ gian lận đấu giá đất ở Thái Bình nhưng không đủ căn cứ để truy tố.

Liên quan tới vấn đề này,  Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng (Hãng Luật TGS – thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã có ý đăng tải lên báo Đất Việt

Việc Đường Nhuệ có hành động đe dọa, ép người thắng đấu giá phải nhường quyền thắng đấu giá lô đất. Thế nhưng, Cơ quan Công an tỉnh Thái Bình lại cho rằng không đủ căn cứ để khởi tố Đường Nhuệ vì anh ta chỉ làm theo ý muốn của vợ mình thì có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm không ? Vì sao ?

Qua đó, Luật sư phân tích điểm này và trong trường hợp kết luận điều tra như vậy là không hợp lý thì cơ quan điều tra có phải tiến hành điều tra lại hành vi của Đường Nhuệ không ? Vì sao ?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Công Ty Luật TNHH TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Trong vụ án sai phạm về đấu giá đất này, Công an tỉnh Thái Bình cho biết đơn vị đã có kết luận điều tra, đề nghị truy tố các bị can trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Để xác định Nguyễn Xuân Đường ( Đường “Nhuệ”) có phải là đồng phạm trong vụ án trên không thì phải xét hành vi của Đường “Nhuệ” có thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm theo Điều 356 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ hay không. Cụ thể có 4 dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:

+ Thứ nhất là về khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức xã hội, đồng thời xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.

+ Thứ hai là về mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan của tội này là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ. Trong thực tế làm trái công vụ có thể là không làm trong trường hợp phải làm và có điều kiện để làm hoặc làm nhưng không đầy đủ hoặc làm ngược lại quy định hoặc yêu cầu của công vụ. Quy định về công vụ có thể tồn tại trong các quy định của pháp luật, nội quy, chế độ, thể lệ của ngành hoặc địa phương. Hành vi làm trái của người có chức vụ, quyền hạn phải gây ra những thiệt hại cụ thể cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Như vậy, hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này là dấu hiệu pháp lý bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Đây là loại tội phạm mà hậu quả nguy hiểm của nó rất đa dạng. Chúng có thể là những thiệt hại mang tính vật chất như tính mạng, sức khỏe, tài sản nhưng cũng có thể là những thiệt hại phi vật chất như uy tín, danh dự, nhân phẩm con người… Khi có hậu quả xảy ra thì hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ bị coi là tội phạm.

+ Thứ ba là về mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác. Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm. Động cơ cá nhân khác trong thực tế có thể là động cơ củng cố địa vị, uy tín cá nhân hoặc quyền lực cá nhân mà không mưu cầu lợi ích vật chất. Động cơ phạm tội là dấu hiệu pháp lý bắt buộc của tội này.

+ Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn. Ngoài hai dấu hiệu pháp lý thông thường của chủ thể của tội phạm là độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự, người thực hiện hành vi phạm tội ở đây phải là người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của điều 352 BLHS. Nếu người gây thiệt hại cho xã hội không có dấu hiệu về chức vụ, quyền hạn thì hành vi gây thiệt hại có thể cấu thành một tội phạm khác. Dấu hiệu về chủ thể đặc biệt là người có chức vụ quyền hạn chỉ yêu cầu người phạm tội, trong trường hợp đồng phạm thì những người đồng phạm khác như người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức không cần dấu hiệu trên đây.

 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy định về Đồng phạm như sau:

“Điều 17. Đồng phạm

  1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
  2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
  3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

  1. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.”

Theo đó, việc Nguyễn Xuân Đường có phải là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm hay là người giúp sức tạo điều kiện tinh thần vật chất cho việc thực hiện tội phạm, bản thân Đường “Nhuệ” có đặt vấn đề gì, có tác động gì với những người có chức vụ, quyền hạn tổ chức cuộc đấu giá hay không, có biết cách thức phải làm như thế nào để thay đổi kết quả người trúng đấu giá hay không là những căn cứ quan trọng, cốt yếu để xác định Đường “Nhuệ” có là đồng phạm với các bị can trong vụ án hay không.

Trong trường hợp kết luận điều tra của Công an tỉnh Thái Bình chưa đầy đủ, chưa làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan thì Viện kiểm sát nhân dân tỉnh ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 245 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

“Điều 245. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung

  1. Viện kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
  2. a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được;
  3. b) Có căn cứ khởi tố bị can về một hay nhiều tội phạm khác;
  4. c) Có người đồng phạm hoặc người phạm tội khác liên quan đến vụ án nhưng chưa được khởi tố bị can;
  5. d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
  6. Quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung phải ghi rõ vấn đề cần điều tra bổ sung quy định tại khoản 1 Điều này và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
  7. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ yêu cầu nêu trong quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung của Viện kiểm sát; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Kết thúc điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra phải có bản kết luận điều tra bổ sung. Bản kết luận điều tra bổ sung phải ghi rõ kết quả điều tra bổ sung, quan điểm giải quyết vụ án. Nếu kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản kết luận điều tra trước đó thì Cơ quan điều tra phải ra bản kết luận điều tra mới thay thế.

Việc chuyển hồ sơ vụ án kèm theo kết luận điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát; việc giao, nhận, gửi thông báo kết quả điều tra bổ sung được thực hiện theo quy định tại Điều 232 và Điều 238 của Bộ luật này.”

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng (Hãng Luật TGS – thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã được đăng tải trên Báo Đất Việt: https://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/tin-tuc-thoi-su/khong-du-can-cu-truy-to-vi-duong-nhue-nghe-loi-vo-3415002/

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!