Một số quy định Pháp Luật về cách ứng xử trên mạng xã hội

Phóng viên của Kênh Truyền hình An Ninh TiVi phỏng vấn Tiến Sỹ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) trong chương trình An ninh với cuộc sống “Ứng xử văn minh trên mạng xã hội” phát sóng trên kênh ANTV.

CÂU HỎI:

Thưa luật sư, thời gian qua, các bộ ngành đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng xã hội, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật; tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực, tung tin đồn thất thiệt ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác cũng như lợi ích cộng đồng, thậm chí là an ninh quốc gia.

Luật sư có thể cho biết hiện tại luật pháp đang có những quy định nào liên quan đến các hành vi sai trái, thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội?

Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh, Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Một lời nói, cử chỉ, hành động đều có tác động nhất định tới những người xung quanh, đặc biệt khi những lời nói đó lại mang tính xúc phạm, chỉ trích, bôi nhọ,… Hiện nay, lợi dụng sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin mà những hành vi này xảy ra tràn lan, lây nhiễm như một căn bệnh truyền nhiễm độc hại.

Để ngăn chặn tình hình đó diễn ra phức tạp, nhà nước ta đã kịp thời ban hành pháp luật nhằm đảm bảo an ninh mạng cùng với một số văn bản, nghị định liên quan. Cụ thể như Luật an ninh mạng năm 2018, Nghị định 167/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 12/11/2013, và mới đây là Nghị định 15/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 03/02/2020 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Ngoài ra Bộ luật hình sự năm 2015 cũng có một số quy định liên quan, có thể áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 5 Nghị định 167 năm 2013, người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn hành vi viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3 triệu đồng theo quy định tại điểm l khoản 3 Điều này.

Còn các trường hợp sử dụng mạng Internet để thực hiện hành vi, người thực hiện hành vi sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý theo cả quy định của pháp luật an toàn thông tin mạng. Luật an ninh mạng 2018 nghiêm cấm hành vi thông tin sai sự thật xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Về xử phạt, tại Mục 4, Chương V Nghị định 15/2020 quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm về thông tin trên mạng.

Đối với các trang thông tin điện tử, nếu các trang thông tin này truyền đưa các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội mà chủ động lưu trữ, truyền đưa thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức và danh sự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 70 triệu đồng. Các tổ chức, doanh nghiệp này còn có nguy cơ bị thu hồi tên miền, tịch thu tạng vật thậm chí là tước quyền sử dụng Giấy phép thiết lập mạng xã hội.

Cuối cùng đối với cá nhân cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức; danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Về trách nhiệm hình sự, các đối tượng tùy vào hành vi, tính chất mức độ vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Làm nhục người khác” theo Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo Khoản 2 Điều luật này, người nào sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Hoặc tội “Vu khống” theo quy định tại Điều 156, Bộ luật hình sự 2015 với mức phạt cao nhất lên tới 7 năm tù giam.

Bên cạnh đó, tôi cũng nói them vè trường hợp phạm tội với đối tượng là trẻ em, như vụ việc vừa qua, ca sĩ nhí Phương Mỹ Chi bị xúc phạm tới gia đình cháu. Trẻ em là đối tượng yếu ớt, dễ bị ảnh hưởng, bị xâm phạm bởi những tác nhân xấu từ môi trường sống. Do đó, pháp luật nước ta đã có quy định riêng biệt dành cho trẻ em.

Theo Quy định tại Điểm c Khoản 2, Điều 27, Nghị định 144/2013, hành vi xâm phạm, gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em sẽ bị xử phạt đến 10.000.000 đồng.

Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi cũng là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 52 Bộ luật hình sự 2015, do vậy đối tượng làm nhục người trẻ em, tức người dưới 16 tuổi sẽ bị xem xét trách nhiệm cao hơn so với đối tượng bị làm nhục là người trưởng thành.

Vậy theo luật sư cần có những giải pháp gì để quản lý tốt nội dung thông tin trên mạng xã hội, ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật,

Luật an ninh mạng năm 2018 ra đời có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc quản lý nội dung thông tin tren mạng Internet, mạng xã hội. Luật này quy định về hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Luật này đưa ra các biện pháp cụ thể để đảm bảo an an ninh mạng như:

a) Thẩm định an ninh mạng;

b) Đánh giá điều kiện an ninh mạng;

c) Kiểm tra an ninh mạng;

d) Giám sát an ninh mạng;

đ) Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;

e) Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;

g) Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;

h) Ngăn chặn, yêu cầu ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng internet, việc sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;

i) Yêu cầu xóa bỏ, truy cập, xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

k) Thu thập dữ liệu điện tử liên quan tới hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;

l) Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

m) Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

n) Các biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Như vậy các biện pháp đã có, công việc hiện tại đó là chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm, có thẩm quyền tho quy định cần nhanh chóng triển khai, thường xuyên ra soát và xử lý các hành vi vi phạm nhằm đảm bảo sự trong sạch của môi trường mạng.

Còn đối với cá nhân, chúng ta cần phải có ý thức, trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trên mạng Internet. Việc nắm bắt được các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động này là một biện pháp rất tốt, chúng ta vừa có thể tránh được những hành vi vi phạm pháp luật mà còn có thể tự bảo vệ mình trước những thông tin, hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chính mình.

Tiếp theo, đó là mỗi người cần có một định hướng, lập trường vững chắc, luôn tỉnh táo, đánh giá cẩn thận khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội. Những cá nhân này luôn là một chiến sĩ để bảo vệ môi trường mạng lành mạnh khi mỗi người đều có ý thức chống lại các biểu hiện tiêu cực ở đó.

Cuối cùng là biện pháp giáo dục tuyên truyền, phải xây dựng những chiến lược truyền thông xã hội hiệu quả, khi việc truyền thông và định hướng đúng đắn thì con người sử dụng mạng cũng sẽ được tiếp nhận những thông tin sạch và có hành động đúng mực.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!