Mức phạt đối với tội cho vay nặng lãi qua App Online?
Nội dung bài viết
- 1 Vừa qua liên tục nhiều vụ việc liên quan đến cho vay “tín dụng đen” qua app bị cơ quan chức năng điều tra, Theo Luật sư có ý kiến gì về các vụ việc này?
- 2 Các chiêu “lách luật” làm ngọt lòng người dân, khiến họ sập bẫy?
- 3 Mức quy định về lãi suất hiện hành?
- 4 Chế tài với các hành vi cho vay “tín dụng đen” qua app với lãi nặng vượt quá quy định?
Vừa qua liên tục nhiều vụ việc liên quan đến cho vay “tín dụng đen” qua app bị cơ quan chức năng điều tra, Theo Luật sư có ý kiến gì về các vụ việc này?
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Những năm gần đây, có rất nhiều đối tượng cho vay nặng lãi thông qua ứng dụng trên điện thoại. Có một điều lạ hơn nữa là các ứng dụng này được quảng cáo rầm rộ, nhan nhản trên bất kỳ trang web nào và được tiếp cận tới người dung một cách nhanh nhất.
Ban đầu khi mới tiếp xúc, những nhân viên, những ứng dụng đều vẽ ra cho người dân một chiếc bánh ngọt, với việc vay tiền quá đỗi nhanh chóng, đơn giản và thanh toán tiện dụng, đôi khi còn được khuyến mãi với những gói ưu đãi siêu khủng. Những ứng dụng này đánh vào tâm lý của người dân khi họ cần một khoản tiền lớn nhanh chóng và khi đó việc quyết định vay chỉ là một nút nhấn. Đặc biệt, những ngày vừa qua, khi cả thế giới phải gánh chịu hậu quả của dịch bệnh, nhiều người do thu nhập giảm sút mà dấn than vào con đường vay tín dụng này. Hậu quả để lại là vô cùng lớn, có những người đã bị tra tấn tinh thần bằng cách nhiều phương thức bất hợp pháp như gọi điện liên tục tới người than, đồng nghiệp, ghép ảnh khỏa thân hoặc thậm chí là dọa giết, gây thương tích. Có người do không chịu được áp lực đã tìm cách tiêu cực như tự tử hoặc trộm cắp tài sản,…
Thực tế, theo điều tra của Bộ Công An, các đối tượng đứng đầu các đường dây cho vay nặng lãi qua ứng dụng điện thoại này đều là người Trung Quốc hoặc đang cư trú tại Trung Quốc, đồng thời việc quản lý các ứng dụng trên điện thoại di động là vô cùng khó khăn. Đồng thời cũng do tâm lý, sự nhẹ dạ của người dân nên các đối tượng này vẫn còn “đất” để thực hiện các hành vi lừa đảo của mình. Các cơ quan chức năng cũng khá lúng túng khi thực hiện các biện pháp ngăn chặn, thậm chí là có sự buông lỏng trong khâu quản lý, dẫn đến sự ngang nhiên, lộng hành của các đối tượng này.
Các chiêu “lách luật” làm ngọt lòng người dân, khiến họ sập bẫy?
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Theo thông tin của các trang báo và điều khoản vay của các ứng dụng tín dụng đen nêu trên, có thể nhận thấy các đối tượng có rất nhiều các để lách luật, lợi dụng kẽ hở của pháp luật và của sự quản lý hành chính để thực hiện hành vi phạm tội.
Những thủ đoạn có thể kể đến như các ứng dụng không quy định khoản lãi vượt quá so với lãi suất quy định tại Bộ luật dân sự mà tập trung đánh vào những khoản tiền phạt, phí dịch vụ, phí tài khoản hay phí mua/ sử dụng ứng dụng vay tiền. Những khoản chi phí này hiện tại pháp luật cũng chưa có quy định liên quan để điều chỉnh bởi hình thức này cũng là hình thức có tính mới, chưa từng xuất hiện tại Việt Nam.
Các đối tượng này cũng có thẻ sử dụng thủ đoạn cộng dồn trước lãi suất theo lãi cắt cổ nhưng bắt người vay thanh toán vào lần vay ban đầu, họ chỉ nhận được số tiền nhỏ hơn đáng kể so với số tiền họ nhận vay theo hợp đồng hoặc theo sự thỏa thuận.
Để đảm bảo thực hiện các khoản vay, các ứng dụng hoặc bên cho vay cũng yêu cầu người vay phải thế chấp tài sản, nhưng việc thế chấp này thực hiện giả cách bằng hợp đồng mua bán/ chuyển nhượng tài sản. Thủ đoạn này cũng tương tự và khá quen thuộc với đối tượng cho vay nặng lãi truyền thống. Chỉ trong một vài kỳ, tài sản của người vay sẽ không cánh mà bay hoặc phải trả một khoản tiền lớn để chuộc lại tài sản.
Cuối cùng, các ứng dụng này còn có sự liên kết với nhau, gợi ý cho người vay thực hiện bán khoản nợ sang một ứng dụng/ bên cho vay khác, các người vay khi nhận thấy thời hạn trả nợ được kéo dài và các khoản lãi suất vẫn được giữ nguyên hoặc giảm bớt thì sẽ đồng ý, và đây là lúc họ bị lừa gạt, dẫn dắt vào một cái bẫy mới, với mức lãi chồng lãi càng lớn hơn.
Mức quy định về lãi suất hiện hành?
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Bản chất quan hệ pháp luật ở đây là sự cho vay giữa cá nhân với cá nhân, chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự, phân biệt với mối quan hệ giữa bên cho vay là Ngân hàng sẽ còn phải chịu them sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng.
Theo quy định tại Điều 468, Bộ luật dân sự năm 2015: Lãi suất vay là do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Ở đây chỉ có trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng thành lập hợp pháp theo quy định, chịu sự điều chỉnh của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành thì mới là trường hợp ngoại lệ, còn bất cứ cá nhân nào khác không được phép vượt qua con số lãi suất là 20% như trên. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Tuy nhiên, như đã nói, các đối tượng thường sẽ không ghi mức lãi suất vượt quá 20% mà sẽ lợi dụng các khoản chi phí mà pháp luật không có/ chưa có quy định liên quan để chuộc lợi.
Chế tài với các hành vi cho vay “tín dụng đen” qua app với lãi nặng vượt quá quy định?
Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:
Nếu người nào cho vay với mức lãi suất vượt quá 20% thì đương nhiên sẽ được coi là cho vay nặng lãi, tùy thuộc vào tính chất, mức độ sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về biện pháp xử lý theo hướng hành chính, Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự-an toàn xã hội thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”. Tính theo lãi suất của Bộ luật dân sự, thì khi bên cho vay quy định mức lãi từ 30% trở lên thì sẽ bị xử lý hành chính.
Về việc truy cứu hình sự, đối với các vụ việc có tính chất phức tạp hơn, nghiêm trọng hơn hoặc tái phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 201, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể
“1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Ngoài ra, các đối tượng khi thúc nợ, đòi nợ sẽ dùng các biện pháp như đe dọa, xúc phạm, khủng bố người vay, thì cũng có thể bị truy tố về các tội danh khác như: Cưỡng đoạt tài sản, Đe dọa giết người,…
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!