Người chưa đủ 6 tuổi có được làm chứng trong vụ án hình sự hay không ?

BLTTHS hiện hành không quy định về độ tuổi của người làm chứng. Thực tiễn truy tố, xét xử cho thấy việc xác định người chưa đủ sáu tuổi có được là nhân chứng trong vụ án hình sự hay không còn nhiều tranh cãi. Đặc biệt là trong những vụ án có dấu hiệu oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, khi người trực tiếp và duy nhất nhìn thấy sự việc chưa đủ sáu tuổi.

Vụ việc thực tế

Vụ án Nguyễn Văn Đồng ở Bình Phước bị truy tố, xét xử về tội giết người dưới đây là một ví dụ điển hình.

Tháng 8/2015 Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm tuyên bố bị cáo không phạm tội, với lý do: Cơ quan điều tra và viện kiểm sát vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và không đủ chứng cứ buộc tội. Đặc biệt, Hội đồng xét xử đã không công nhận tư cách người làm chứng của cháu T.K.Th sinh ngày 15/7/2007 là con của nạn nhân, vì vào thời điểm cháu Th làm chứng mới 5 tuổi 6 tháng 13 ngày. Lý do mà Tòa án đưa ra để bác bỏ tư cách người làm chứng và lời khai của cháu Th là căn cứ vào Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2005, vì theo điều luật này thì “người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự”.

Sau khi xét xử sơ thẩm, VKSND tỉnh Bình Phước đã kháng nghị bản án sơ thẩm. Ngày 24/02/2016, khi xét xử phúc thẩm, TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh chấp nhận kháng nghị tuyên hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra lại.

Trong phiên xử sơ thẩm lần hai vào ngày 29/3/2017 Hội đồng xét xử TAND tỉnh Bình Phước đã tuyên bố bị cáo Nguyễn Văn Đồng phạm tội giết người và phạt chung thân đối với bị cáo.

nguoi-chua-du-6-tuoi-co-duoc-lam-nhan-chung-trong-vu-an-hinh-su

Quy định của pháp luật về người làm chứng

Điều 66. Người làm chứng

1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

2. Những người sau đây không được làm chứng:

a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

3. Người làm chứng có quyền:

a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

Người dưới 6 tuổi có thể được làm chứng

Khoản 1 Điều 66 BLTTHS 2015 đã quy định: “Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng”. Những người sau đây không được làm chứng: Người bào chữa của bị can, bị cáo; người do có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

Như vậy,  pháp luật tố tụng không quy định người dưới 6 tuổi thì không được làm chứng. Luật chỉ quy định người nào biết những tình tiết liên quan đến nguồn tin tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng thì đều có thể trở thành người làm chứng. Vấn đề là cơ quan tiến hành tố tụng khi lấy lời khai của người làm chứng mà người đó chưa đủ 18 tuổi hoặc có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần thì cần phải có người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ thì lời khai đó mới có giá trị pháp lý.

Nếu cho rằng người làm chứng chưa đủ 6 tuổi và căn cứ vào Bộ luật Dân sự để nói rằng họ không có năng lực hành vi dân sự nên không thừa nhận họ là người làm chứng thì đó là nhận thức sai lầm cả về lý luận và thực tiễn.

Xét về mặt thực tiễn, đã có nhiều vụ án nhờ vào lời khai của trẻ em mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án tìm ra sự thật. Như vụ án Phạm Văn Đồng giết người là một ví dụ điển hình .

Còn xét về mặt lý luận, việc có chấp nhận lời khai của người làm chứng hay không là do cơ quan tiến hành tố tụng quyết định, vì không phải người làm chứng bao giờ cũng khai đúng về các tình tiết của vụ án. Tuy nhiên, nếu bác bỏ lời khai của họ thì phải có lý do chứ không thể vin vào độ tuổi. Trong vụ án hình sự, lời khai của người làm chứng cũng chỉ là một nguồn chứng cứ chứ không phải là nguồn duy nhất để xác định sự thật của vụ án. Vấn đề quan trọng là lời khai đó như thế nào. Nếu cơ quan tiến hành tố tụng tin vào lời khai của trẻ dưới 6 tuổi thì đồng thời phải chứng minh lời khai này có căn cứ, còn nếu bác bỏ thì cũng phải nêu rõ lý do, chứ không thể đưa ra lý do như TAND tỉnh Bình Phước cho rằng vì người làm chứng chưa đủ 6 tuổi. Cơ quan tiến hành tố tụng có thể tin hoặc không tin vào lời khai của người làm chứng kể cả người đó là người đã thành niên chứ không chỉ đối với trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không được nói rằng vì người làm chứng dưới 6 tuổi nên không phải là nguồn chứng cứ. Không nên đồng nhất giữa nguồn chứng cứ với chứng cứ.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!