Nhận định của Luật sư về thông tư số 46/2016 của Bộ công an

Vừa qua, vào ngày 10/10/2019, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành một Thông tư vô cùng có ý nghĩa đối với giới Luật sư và người bị buộc tội, đó là Thông tư số 46/2019/TT-BCA. Thông tư này quy định trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân trong việc thực hiện các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến bảo đảm quyền bào chữa của người bị giữ trong trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đượng sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố.

Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc, Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã đưa ra một số nhận định liên quan đến Thông tư này.

Hà Nội nhiều dự án đắp chiếu ngang nhiên thách thức pháp luật

Theo Luật sư Thông tư này ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với giới Luật sư nói riêng và với việc đảm bảo quyền lợi của người bị buộc tội nói chung?

Luật sư Tuấn nhận định, Thông tư 46/TT-BCA được ban hành vào ngày 10/10.2019, đúng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Việc ban hành này là có chủ đích của Bộ trưởng Tô Lâm, ông đã ban hành ra một Thông tư vô cùng ý nghĩa đối với các Luật sư, bảo đảm được những quyền hạn chính đáng của Luật sư được làm để bảo vệ tốt nhất cho thân chủ của mình.

Theo đó, Thông tư đã ban hành một số các quy định mới liên quan đến quá trình Luật sư tiếp cận, tham gia giải quyết vụ việc, mở rộng các quyền hạn vốn có được quy định từ trước. Đồng thời, hạn chế tốt nhất sự can thiệp của các điều tra viên vào quyền của Luật sư đối với bị tạm giữ, người bị bắt, bị can,… Tránh được tình trạng thường xảy ra đó là việc Điều tra viên làm khó các Luật sư để giải quyết nhanh vụ việc.

Luật sư phân tích rõ hơn các điểm mới của Thông tư số 46 so với các quy định trước đó?

So sánh Thông tư số 46/2019 với Thông tư số 70/2011 vẫn được sử dụng từ trước đây, có thể nhận thấy 05 điểm mới, điểm tiến bộ như sau:

Thứ nhất, Thông tư 46 đã bổ sung thêm các quy định đảm bảo việc thông báo, tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký bào chữa theo hướng luật sư có thể tiếp cận sớm nhất nhằm hỗ trợ pháp lý cho người bị buộc tội. Quá trình điều tra, xử lý ban đầu là một khâu vô cùng quan trọng khi các thông tin, tài liệu, chứng cứ, lời khai ban đầu mang tính quyết định đến toàn bộ sự việc, ảnh hưởng trực tiếp đến việc giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền sau này. Do đó, việc có mặt Luật sư càng sớm thì càng bảo vệ được tốt nhất quyền cho người bị buộc tội.

Thông tư 46 đã quy định ngay từ khi có quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bắt trong phạm tội quả tang,… luật sư đã có thể có mặt, tham gia để bảo vệ người bị hại, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố ngay khi được triệu tập lần đầu.

NHAN-DINH-LS

Thứ hai, về thủ tục đăng ký bào chữa cho người bị buộc tội và đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại. Thông tư 46 đã rút gọn thủ tục đăng ký, bỏ đi hai loại giấy tờ: Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề Luật sư nơi Luật sư đó hành nghề hoặc giấy giới thiệu của Đoàn luật sư đối với Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân; Văn bản phân công của đoàn luật sư đối với trường hợp bị cam phạm tội  mà khung hình phạt là tử hình hoặc bị can là người chưa thành niên,…

Trước đây, việc xin cấp các loại giấy tờ này cũng đã mất thời gian đáng kể, đặc biệt là với các Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, khiến cho việc tiếp cận với người bị buộc tội bị kéo dài, ảnh hưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ ba, đặt rõ trình tự gặp, tham dự hỏi cung của Luật sư sau khi đã được cấp thông báo người bào chữa; giải thích về quyền được mời người bào chữa của người bị buộc tội và thông báo kế hoạch điều tra kịp thời cho Luật sư.

Khi bắt đầu lấy lời khai người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì phải thông báo quyền nhờ người bào chữa cho họ và phải ghi rõ vào biên bản về việc người bị buộc tội đó có nhờ người bào chữa hay không.

Về trình tự gặp, tham dự hỏi cung, cơ quan điều tra và điều tra viên chủ động xây dựng kế hoạch điều tra và phải thông báo trước thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động tố tụng tối thiểu 24 giờ đối với trường hợp người bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc, 48 giờ đối với trường hợp người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc trước ngày tiến hành hoạt động tố tụng. Quy định này còn mở rộng việc người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp có thể nhất trí với Điều tra viên, Cán bộ điều tra thời hạn sớm hơn thì việc thực hiện các hoạt động tố tụng được thực hiện theo thỏa thuận đó.

Thứ tư, người bào chữa được mở rộng một quyền quan trọng, đó là được quyền chủ động gặp người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ mà không phụ thuộc vào kế hoạch hỏi cung, làm việc của Cơ quan điều tra, điều tra viên ( trường trường hợp vụ án xâm phạm an ninh quốc gia). Quy định này là một bước tiến bộ rõ rệt, mở rộng quyền hạn của Luật sư giúp cho Luật sư được nắm quyền chủ động trong tay, giúp cho việc giải quyết vụ việc được khách quan hơn, đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người bị buộc tội.

Thứ năm, Thông tư 46 đã bãi bỏ quy định về việc hạn chế thời gian gặp, làm việc của Luật sư với người bị tạm giữ, tạm giam. Thông tư quy định Cơ quan công an, cơ sở giam giữ không được hạn chế số lần và thời gian trên một lần gặp của người bào chữa với người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam. Trước đó, Luật sư chỉ được gặp theo số lần quy định, mỗi lần không quá 1 giờ gặp, quy định này là vô cùng bất hợp lý khi việc tiếp cận với người bị buộc tội để trao đổi phải có đủ thời gian cần thiết, vào thời điểm thích hợp thì mới có tính hiệu quả. Với thông tư mới này, quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan thụ lý vụ án và cơ quan quản lý, cơ sở giam giữ để phối hợp tổ chức cho luật sư gặp thân chủ của mình. Cơ quan điều tra, điều tra viên không thể viện các lý do để cản trở người bão chữa gặp và làm việc với người bị buộc tội nữa.

Nhìn chung với 5 điểm mới này đã thay đổi cơ bản quá trình tố tụng, nâng cao vị trí, vai trò của Luật sư đối với việc tham gia vào hoạt động tố tụng, góp phần nâng cao hiệu quả tố tụng, hạn chế, giảm thiểu những sai sót của cơ quan điều tra và tránh những vụ án oan sai, đáng tiếc.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!