Những câu hỏi về chia tài sản thường gặp sau khi ly hôn

Phân chia tài sản chung và tài sản riêng khi ly hôn là một trong những vấn đề pháp lý được người dân đặc biệt quan tâm, luật sư tư vấn và giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến việc phân chia tài sản theo đúng quy định hiện nay.

1. Không giải quyết xong việc chia tài sản, có được ly hôn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội):

Chia tài sản là một trong những vấn đề gây nhiều khúc mắc cho các vợ/chồng đang muốn ly hôn. Trước tiên cần phải xác định đâu là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tài sản riêng thì ai sở hữu thì của người đó. Với tài sản chung thì hai vợ chồng tự thỏa thuận phân chia, nếu không tự phân chia được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cụ thể tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch số 01 năm 2016  hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân gia đình thì nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau:

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đìnhđể chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.”

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Như vậy, trong quá trình làm thủ tục ly hôn mà hai vợ chồng không thỏa thuận được vấn đề chia tài sản thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật và vẫn tiến hành ly hôn như bình thường.

2. Có phải tài sản ly hôn bắt buộc chia đôi, dù một người đóng góp ít hơn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội):

Theo khoản 1, Điều 29 Luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định về nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ và chồng:

“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.

Quy định này của pháp luật phù hợp với mục đích của hai bên nam, nữ khi tiến tới hôn nhân là muốn cùng nhau quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ trong cuộc sống trên mọi phương diện. Bên cạnh đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên tạo ra thu nhập thấp hơn (ví dụ những người ở nhà chăm lo cho gia đình, làm công việc nội trợ)  nên pháp luật đã ghi nhận sự bình đẳng giữa lao động ngoài xã hội và lao động trong gia đình.

Cũng theo Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân gia đình thì Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư liên tịch 01 năm 2016 về hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì “công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” theo Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.

Như vậy theo những quy định trên đây nếu hai vợ chồng không thoả thuận được việc phân chia tài sản thì Toà án sau khi hoà giải mà đôi bên vợ chồng vẫn nhất quyết ly hôn thì Toà án sẽ giải quyết theo chế độ luật định. Tài sản chung sẽ được chia đôi. Mặc dù một bên tạo ra thu nhập thấp hơn thì vẫn được coi như là lao động tương đương. Tuy nhiên Toà sẽ xét các yếu tố công sức đóng góp của mỗi người để phân chia một cách hợp lý để không bên nào bị thiệt thòi khi ly hôn và phân chia quyền nuôi con. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

3. Tài sản thừa kế của cha mẹ, tôi có phải chia cho chồng nếu ly hôn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Hãng luật TGS – (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Để xác định tài sản thừa kết có phải chia khi ly hôn không cần xác định được tài sản này là tài sản chung vợ chồng hay tài sản riêng của một trong hai. Theo quy định tại khoản 1, Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Tài sản chung của vợ chồng” quy định:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”.

Như vậy, trường hợp này nếu tài sản bạn được bố mẹ thừa kế riêng, nêu rõ là cho riêng bạn và bạn không có thỏa thuận nhập khối tài sản riêng này vào tài sản chung thì tài sản đó là tài sản riêng của bạn. Khi đó, tài sản này sẽ là tài sản riêng của bạn mà không cần phải đem chia khi ly hôn.

4. Tôi tự mua nhà bằng tài sản riêng, có phải chia khi ly hôn trong khi vợ không đóng góp gì?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Hãng luật TGS – (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Căn cứ theo Điều 43, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều này cũng quy định:

Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này”.

Về nguyên tắc giải quyết chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn, tài sản riêng của vợ chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó. Để ngôi nhà không bị phân chia khi tiến hành ly hôn, bạn phải chứng minh được đó là tài sản riêng của bạn. Nếu ngôi nhà được mua tại thời điểm trước thời kỳ hôn nhân thì việc chứng minh tài sản riêng không quá khó khăn, tuy nhiên, nếu ngôi nhà này được mua trong thời kỳ hôn nhân thì việc chứng minh tài sản riêng lại không hề dễ dàng. Bạn phải có căn cứ chứng minh được tài sản đấy được mua hoàn toàn bằng tiền bạn kiếm được, không có sự giúp sức hay đóng góp cải tạo, sửa chữa gì của người vợ. Đồng thời, nếu ngôi nhà có gắn liền với đất thì việc trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chỉ đứng tên một mình bạn cũng là một trong những căn cứ để chứng minh tài sản riêng.

Nói cách khác, nghĩa vụ chứng minh tài sản riêng thuộc về phía bạn. Trường hợp bạn có đủ căn cứ chứng minh ngôi nhà đó là tài sản riêng của bạn thì sẽ không bị chia tài sản này khi ly hôn.

5. Các khoản nợ của chồng, tôi có phải trả thay sau khi ly hôn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Hãng luật TGS – (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Để xác định được rằng sau khi ly hôn, vợ chồng có phải cùng nhau trả các khoản nợ không cần phải xác định thời điểm phát sinh nợ và mục đích vay nợ là gì. Hiển nhiên, nếu các khoản nợ này là nợ riêng thì cho dù phát sinh thời điểm nào, trước hay trong thời kì hôn nhân thì người đó có trách nhiệm phải trả. Còn đối với các khoản nợ chung, theo quy định tại Điều 60, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về “Giải quyết quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba khi ly hôn” quy định:

“Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác”.

Như vậy, sau khi ly hôn, nếu hai vợ chồng có nợ chung (do một hoặc các bên thực hiện nhằm phục vụ mục đích chung trong thời kì hôn nhân) thì bắt buộc cả hai người phải thực hiện việc trả nợ, trừ các trường hợp ngoại lệ sau:

(i) Do vợ chồng tự thỏa thuận hoặc thỏa thuận với người thứ ba;

(ii) Do Tòa án quyết định nếu hai bên không tự thỏa thuận được với nhau.

Như vậy, việc trả nợ chung của vợ chồng sau khi ly hôn tùy thuộc vào sự thỏa thuận của vợ chồng với bên thứ ba. Trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ có thể nhờ đến sự giải quyết của Tòa án.

 

6. Chồng tự ý dùng tài sản chung mua nhà cho người thứ ba có vi phạm pháp luật? Khi ly hôn, tôi có được chia?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Hãng luật TGS – (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Theo Điều 29 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường. Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 35 Luật này còn quy định việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

Như vậy, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng định đoạt tài sản chung dựa trên nguyên tắc thỏa thuận. Do vậy, việc chồng tự ý sử dụng tài sản chung của vợ chồng để chu cấp, mua tài sản cho người thứ ba không những vi phạm quy định của pháp luật về chế độ tài sản chung của hai vợ chồng mà còn trái với đạo đức xã hội.

Trường hợp người chồng dùng tài sản chung mua nhà cho người thứ ba nhưng vẫn đứng tên người chồng thì tài sản này vẫn được coi là tài sản chung của hai vợ chồng (đây được coi là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân). Như vậy, khi ly hôn thì tài sản này vẫn được chia cho hai vợ chồng.

Trong trường hợp căn nhà đó đứng tên của người thứ ba thì phải có đủ chứng cứ chứng minh căn nhà mà người thứ ba đó đứng tên được mua từ tài sản chung của hai vợ chồng (mà không phải từ tiền riêng của người chồng). Sau khi đã có đủ chứng cứ thì có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền yêu cầu tuyên giao dịch trên vô hiệu hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, bởi theo Điều 123 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của Luật, trái đạo đức xã hội. Do người chồng sử dụng tài sản chung vợ chồng để mua nhà, xe cho người thứ ba mà không phải vì nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng nên đây là giao dịch vi phạm pháp luật.

7. Con có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng phòng Tranh tụng, Hãng luật TGS – (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội)

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Kéo theo đó là các vấn đề liên quan đến phân chia tài sản chung vợ chồng, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con cái…

Căn cứ theo quy định tại Điều 7, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TADTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn” như sau:

“Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định…”

Trong đó, trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn thì tùy từng trường hợp, tài sản của vợ chồng được chia theo một trong hai nguyên tắc sau:

  • Nếu không xác định được tài sản riêng của các thành viên trong gia đình thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển;
  • Nếu có thể xác định được thì khi ly hôn, tách phần tài sản chung của vợ chồng ra khỏi khối tài sản chung của gia đình để chia theo nguyên tắc.

Theo quy định, có thể hiểu rằng việc phân chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn là việc chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Như vậy, theo nguyên tắc thì con cái không được phân chia tài sản khi bố mẹ ly hôn.

Tuy nhiên, trường hợp cha mẹ có thỏa thuận tặng cho một phần tài sản chung cho con hoặc mỗi người sau khi chia tài sản chung có mong muốn tặng cho một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con thì con vẫn có thể được nhận tài sản từ cha mẹ khi hai người ly hôn.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS đã được đăng tải trên Báo điện tử VN Express (Cơ quan Ngôn Luận của Bộ Khoa Học & Công Nghệ Việt Nam):
https://vnexpress.net/giai-dap-nhung-rac-roi-chia-tai-san-khi-ly-hon-4277073.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!