tại ngoại là gì

Những điều bạn cần biết về tại ngoại

Tại ngoại là gì? Điều kiện, trình tự thủ tục, hồ sơ xin tại ngoại theo quy định mới năm nhất năm 2019?

Kể từ thời điểm một người bị nghi thực hiện hành vi phạm tội có quyết  định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can của Viện kiểm sát, họ tham gia tố tụng với tư cách bị can trong quá trinh giải quyết vụ án. Có thể trực tiếp áp dụng hầu hết các biện pháp ngăn chặn (trừ biện pháp tạm giữ cóthể được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố bị can). Nhằm để đảm bảo thực hiện các công tác điều tra, truy tố, xét xử tránh trường hợp người này bỏ trốn khỏi nơi cư trú, tiếp tục hành vi phạm tội hay xóa dấu vết phạm tội, gây khó khăn cản trở cho quá trình giải quyết vụ án… hầu hết các vụ án hình sự tiến hành tạm giam bị can, bị cáo. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp mà căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân người phạm tội cũng như mong muốn của họ mà cơ quan chức năng có thể xem xét để không phải tạm giam người này đây chính là được cho tại ngoại.

1. Tại ngoại là gì?

Tại ngoại là hình thức một người thuộc đối tượng điều tra của Cơ quan Điều tra nhưng không bị tạm giam, về mặt pháp lý thì nó còn được biết đến với cái tên Bảo lĩnh hay bảo lãnh. Hay tại ngoại là cách hiểu thông thường của mọi người đối với một người đang là đối tượng điều tra trong một vụ án hình sự nhưng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giam.

Về mặt pháp lý, tại ngoại được hiểu là biện pháp bảo lĩnh quy định tại Điều 121 Bộ Luật bố tụng hình sự năm 2015 là một biện pháp ngăn chặn tố tụng hình sự thay thế cho biện pháp tạm giam.

tại ngoại là gì

2. Điều kiện để tại ngoại

Căn cứ tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015,  điều kiện, yêu cầu về tại ngoại được đặt ra đối với chủ thể đó là chủ thể đứng ra nhận bảo lĩnh và người được bảo lĩnh. Cụ thể như sau:

+ Về chủ thể đứng ra nhận bảo lĩnh

  • Đối với bên nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:

Theo đoạn 1, khoản 2 Điều 121 quy định về chủ thể nhận bảo lĩnh là cơ quan, tổ chức:  “ Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.” Như vậy, điều kiện bao gồm

Thứ nhất: Bị can bị cáo phải là thành viên của cơ quan, tổ chức đứng ra bảo lĩnh.

Thứ hai, có giấy xác nhận bảo lĩnh của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó.

Thứ ba, có giấy cam đoan không để người này bỏ trốn, hay phạm tội mới trong thời gian được tại ngoại.

  • Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân

Đối với bên nhận bảo lĩnh là cá nhân được quy định tại đoạn 2, khoản 2 Điều 121 như sau:
Thứ nhất, người đứng ra bảo lĩnh là người từ đủ 18 tuổi trở lên.( hai người trở lên)
Như vậy, điều kiện đứng ra nhận bảo lĩnh là cá nhân bao gồm

Thứ hai, Có nhân thân tốt, trước đây chưa từng phạm tội bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật.

Thứ ba, có công việc, thu nhập ổn định.

Thứ tư, có điều kiện để quản lý người được bảo lĩnh, có chỗ ở ổn định, nơi cư trú rõ ràng.

Thứ lăm, cá nhân nhận bảo lĩnh cho người thân của mình cần phải làm giấy cam đoan với cơ quan điều tra và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó đang cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi đang học tập, làm việc.

+ Người được bảo lĩnh

Điều kiện tại ngoại đối với bị can, bị cáo không được pháp luật quy định cụ thể. Có thể dẫn chiếu sang điều khoản về các trường hợp không áp dụng biện pháp tạm giam tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

 

Ngoài ra, trong quá trình xét xử, bị can, bị cáo để được tại ngoại, bị can bị cáo phải được “bảo lãnh” hoặc “đặt tiền để bảo đảm” khi đáp ứng các điều kiện cụ thể của pháp luật như  bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có khả năng về tài chính,… bị can, bị cáo phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có khả năng về tài chính,…

  • Nghĩa vụ của người được bảo lĩnh

Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc nhận bảo lĩnh phải cam đoan bị can, bị cáo trong thời gian tại ngoại vẫn phải có nghĩa vụ sau:

+ Không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú và không tiếp tục phạm tội.

+ Phải phối hợp, hợp tác điều tra với cơ quan có thẩm quyền, có mặt theo giấy triệu tập trừ trường hợp có lý do chính đáng (trở ngại khách quan, lý do bất khả kháng, thiên tai, dịch bệnh…)

+ Cam đoan không để bị can, bị cáo mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật.

+ Không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án.

+ Không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích họ.

3. Trình tự, thủ tục xin tại ngoại

+ Những người có thẩm quyền

  • Trong giai đoaạn điều tra: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Đối với trường hợp này thì quyết định bảo lĩnh phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn.
  • Trong giai đoạn truy tố: Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.
  • Trong giai đoạn xét xử: Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

+ Thủ tục xin tại ngoại

 Thứ nhất, người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

Thứ hai, đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức

Thứ ba, việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

Ngoài ra, khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

  • Hậu quả pháp lý: Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
  • Thời gian tại ngoại

Không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự. Thời hạn bảo lãnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!