Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ
Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân và pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng Sở hữu công nghiệp như: bí quyết, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức,… Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không ít những tranh chấp đã phát sinh từ hợp đồng chuyển giao công nghệ, vậy lưu ý nào cho các bên trong việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ ?

Ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Hãng Luật TGS đã được  phát sóng trên kênh Truyền hình Quốc gia Việt Nam VTV 2 trong chuyên mục Kinh doanh và pháp luật: https://vtv.vn/video/kinh-doanh-va-phap-luat-hop-dong-chuyen-giao-cong-nghe-luu-y-nao-cho-cac-ben-491020.htm

Những lưu ý trong hợp đồng chuyển giao công nghệ

Câu 1: Thưa Ông, cùng với sự phát triển của KHCN, việc chuyển giao công nghệ giữa các DN – DN hiện nay khá phổ biến, kéo theo đó là không ít tranh chấp hợp đồng chuyển giao công nghệ đã xảy ra. Vậy, theo Ông, các tranh chấp này thường tranh chấp về vấn đề gì?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Thực tế, liên quan đến việc chuyển giao công nghệ có thể xảy ra với nhiều loại tranh chấp khác nhau, trong đó phổ biến là: (1) Tranh chấp về việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán;  (2) Tranh chấp về việc giữ bí mật công nghệ được chuyển giao; (3) Tranh chấp liên quan đến bên thứ ba về quyền sở hữu công nghệ, ví dụ: Khi có bên thứ ba cho rằng mình mới là chủ sở hữu của công nghệ được chuyển giao và không đống ý với việc chuyển giao công nghệ giữa các bên; (4) Các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hợp đồng, cũng như việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các bên theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ. Ví dụ: Khi nhận chuyển giao cho rằng bên chuyển giao đã không chuyển giao công nghệ theo đúng nội dung đã thỏa thuận, hoặc bên nhận chuyển giao đã không thực đúng các thỏa thuận về việc sử dụng, khai thác công nghệ được chuyển giao; (5) Sau khi chuyển giao công nghệ thì bên nhận chuyển giao có thể trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với bên chuyển giao ban đầu. Điều này cũng có thể làm phát sinh những xung đột lợi ích và tranh chấp giữa các bên.v.v…

Câu 2:Thực tế, trong quan hệ hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa DN nước ngoài -> DN Việt, các DN Việt thường yếu thế hơn. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

Thạc sĩ. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

Thực tế trong việc đàm phán, thương lượng giao kết Hợp đồng chuyển giao công nghệ với các đối tác nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam nhiêu khi là bị “lép vế” hơn, dẫn đến những sự thua thiệt nhất định trong các thương vụ chuyển giao công nghệ.  

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do trình độ phát triển khoa học – công nghệ của chúng ta còn nhiều hạn chế nên trong nhiều lĩnh vực chúng ta buộc phải tìm mua các công nghệ hiện đại tiên tiến của nước ngoài thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Đo đó, các doanh nghiệp của chúng ta đang ở vị thế là bên “cần” phải có công nghệ.

Trong khi đó, công nghệ là một loại hàng hóa đặc thù, có nhiều công nghệ mang tính độc quyền, chúng ta không có quá nhiều sự lựa chọn, thậm chí là không có sự lựa chọn đối tác. Đồng thời, bí quyết công nghệ liên quan đến bí mật và lợi thế kinh doanh của các doanh nghiệp nên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể dễ dàng mua được. Và cũng vì vậy, bên cạnh yếu tố lợi nhuận thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng rất khắt khe và có sự tính toán rất cẩn trọng trong việc lựa chọn đối tác để chuyển giao công nghệ nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh và lợi thế cạnh tranh của họ.

Mặt khác, các doanh nghiệp nước ngoài thường là bên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm dày dạn trong việc thực hiện các thương vụ chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, đây lại là điểm yếu và hạn chế của không ít doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhiều khi còn chủ quan, chưa thực sự chú trọng đúng mức đến việc tìm hiểu các quy định pháp lý, cũng như việc soạn thảo, nghiên cứu và rà soát hợp đồng nên nhiều khi “bị hớ”, ký kết hợp đồng với những điều khoản bất lợi, bị doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng để chèn ép trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!