Luật sư Nguyễn Đức Hùng tham gia tọa đàm về vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Hãng Luật TGS tham gia Chương trình Tọa đàm về một số vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản!

Nội dung bài viết

Câu 1: Qua quá trình thụ lý một số trường hợp chủ tàu bị ngân hàng kiện ra tòa, với cương vị là Luật sư, ông thấy chủ yếu là có những vướng mắc nào về pháp lý giữa các bên?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Trong thời gian qua, tôi đã tham gia giải quyết một số vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa chủ tàu và ngân hàng liên quan đến Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Đối với các vụ án này, thì vấn đề vướng mắc lớn nhất giữa các bên đó là: Các chủ tàu thì cho rằng việc khai thác thủy sản của họ không hiệu quả (do gặp khó khăn về ngư trường, điều kiện thời tiết không thuận lợi, chi phí nhiên liệu tăng, chi phí vận hành và bảo dưỡng tàu cá vỏ phép lớn) trong khi đó các chủ tàu lại không được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo đúng quy định của Nghị định 67/2014/NĐ-CP (không được hoàn thuế giá trị gia tăng, không được hỗ  trợ chi phí mua bảo hiểm, bảo dưỡng tàu). Do đó, các chủ tàu không có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và nợ lãi cho Ngân hàng nên có mong muốn được cơ cấu lại nợ, giãn nợ nhưng không được phía các Ngân hàng chấp nhận.

Khi các Ngân hàng không đồng ý giãn nợ thì các chủ tàu đã đề nghị các Ngân hàng cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 67/2014/NĐ-CP), theo đó:

            “Trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới tàu cá hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới tàu nhưng chuyển quyền thực hiện dự án cho chủ tàu mới, khi chủ tàu mới đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định này thì chủ tàu mới tiếp tục được hưởng các chính sách hỗ trợ và thực hiện các nghĩa vụ của dự án được nối tiếp.” (Khoản 18 Điều 1 Nghị định số 17/2018/NĐ-CP).

Luật sư Nguyễn Đức Hùng tham gia tọa đàm về vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Tuy nhiên, các kiến nghị của các chủ tàu về việc giãn nợ hay thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu đều không được các Ngân hàng chấp nhận. Và các Ngân hàng đã khởi kiện các chủ tàu tại Tòa án, yêu cầu các chủ tàu phải thanh toán toàn bộ các khoản nợ gốc và lãi, cũng như được phát mại tàu cá khi các chủ tàu không thanh toán được các khoản nợ. Trong trường hợp, số tiền phát mại tàu cá không đủ để trả nợ, thì các chủ tàu phải tiếp tục thanh toán các khoản tiền còn thiếu.

Còn các chủ tàu thì không chấp nhận các yêu cầu khởi kiện của các Ngân hàng, vì cho rằng, việc thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu là quyền hợp pháp của họ. Khi họ không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án, thì các chủ tàu, Ngân hàng và các cơ quan chức năng phải phối hợp tìm chủ tàu mới, để chuyển giao tàu cá cho người khác có đủ năng lực để tiếp tục thực hiện dự án, theo đúng quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP. Việc các Ngân hàng không đồng ý cho các chủ tàu thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu là trái pháp luật.

Mặt khác, nếu buộc họ phải một lúc trả toàn bộ nợ gốc và lãi với số tiền mười mấy đến gần hai mươi tỷ đồng thì đó là số tiền quá lớn, họ hoàn toàn không có khả năng chi trả.

Mặt khác, khi các chủ tàu khi tham gia dự án thì không được nhận tiền vay mà toàn bộ các khoản tiền vay đều được Ngân hàng giải Ngân cho Công ty đóng tàu. Bên cạnh đó, các con tàu thì phải đóng theo các mẫu thiết kế đã được quy định, đã được cơ quan chức năng và chính bản thân các Ngân hàng thẩm định giá và quyết định mức cho vay. Do đó, việc các Ngân hàng yêu cầu các chủ tàu phải bù vào số tiền còn thiếu sau khi phát mại tàu cá là điều không hợp lý và gây thiệt hại cho các chủ tàu.

Câu 2: Thời điểm phát sinh khoản vay thì những quy định của Nghị định 67/2014 (khi đó đang có hiệu lực thi hành), thì việc các chủ tàu, trong đó có chủ tàu Trần Viết Hải, ở Kim Sơn có những điểm nào đúng theo quy định, điểm nào bất hợp lý theo quy định của NĐ 67?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Đối với vụ việc của ông Trần Viết Hải tại Kim Sơn, Ninh Bình, nếu đối chiếu theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ- CP thì có vấn đề nhưng theo tôi có những vấn đề lớn như sau:

Thứ nhất: Tổng giá trị hợp đồng đóng mới tàu cá của ông Hải là 19.428.000.000 đồng. Do đó, theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP quy định: “Trường hợp đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới: Chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 1%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 6%/năm.” Theo quy định này, gia đình ông Hải phải được Ngân hàng cho vay tối đa 95% tổng giá trị đầu tư đóng tàu mới, tương đương số tiền 18.456.600.000 đồng. Tuy nhiên, Ngân hàng chỉ cho vay với số tiền 15.400.000.000 đồng, tương ứng với 78% giá trị tàu. Số tiền còn lại gia đình ông Hải phải tự bỏ vốn, chiếm đến 22% giá trị đóng mới tàu cá.

Về vấn đề này, theo hợp đồng đóng tàu và số tiền thực tế mà gia đình ông Hải phải thanh toán cho công ty đóng tàu là 19.428.000.000 đồng. Giá này cũng đã được định giá theo đúng pháp luật. Tuy nhiên sau đó, Ngân hàng đã tự định giá lại, đánh giá tổng mức đầu tư 16.254.000.000 đồng, để phê duyệt hạn mức cho vay 15.400.000.000, tương ứng 94,74% giá trị đóng tàu.  Như vậy, Ngân hàng đã không cho ông Hải được vay theo đúng tổng mức đầu tư đóng tàu thực tế của ông Hải và theo tổng mức đầu tư nào thì số tiền mà Ngân hàng phê duyệt cho ông Hải vay đều là thấp hơn mức 95% theo quy định của pháp luật.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng tham gia tọa đàm về những vướng mắc tỏng việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Thứ hai: Điểm đ Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2014/NĐ-CP quy định: “Tài sản thế chấp: Chủ tàu được thế chấp giá trị tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay.”  Theo quy định này, gia đình ông Hải chỉ phải thế chấp con tàu vỏ thép được hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, ông Hải không chỉ phải thế chấp tàu cá mà còn phải thế chấp thêm 02 quyền sử dụng đất cho Ngân hàng.

Thứ ba: Gia đình ông Hải được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt đủ điều kiện tham gia đóng mới tầu cá theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP vào ngày 11/5/2016 (Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 11/5/2016 của UBND tỉnh Ninh Bình). Tiếp đó, ngày 21/5/2016, ông Hải đã ký kết Hợp đồng kinh tế về việc đóng mới tàu cá với Công ty Cổ phần Đóng tàu thủy Hoàng Phong.

Tuy nhiên, Ngân hàng đã yêu cầu gia đình ông Hải phải tự bỏ tiền đóng tàu, rồi mới cho vay vốn theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP. Chỉ khi con tàu đã thành hình, với khối lượng nghiệm thu hoàn thành tương ứng với số tiền 12.166.488.493 đồng (chiếm khoảng hơn 62% giá trị đóng mới của tàu) thì ngày 19/9/2019 Ngân hàng mới ký kết Hợp đồng tín dụng và bắt đầu giải ngân vốn vay vào ngày 20/9/2019.

Câu 3: Qua quá trình xét xử tại tòa của các trường hợp luật sư tiếp xúc, thì việc ra các quyết định của tòa đã thực sự hợp lý, hợp pháp? Cụ thể là gì?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Trong quá trình tham gia dự án, thì do rất nhiều nguyên nhân khác nhau mà các chủ tàu gặp khó khăn, không thể tiếp tục tham gia dự án nên để tháo dỡ khó khăn cho các chủ tàu, tiếp tục duy trì thực hiện dự án thì Chính phủ đã Nghị định 17/2018/NĐ-CP: “Cho phép thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu trong trường hợp chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới những không đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao lại tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ.” (Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 17/2018/NĐ-CP)

Theo quy định nêu trên, khi chủ tàu không có khả năng tiếp tục thực hiện dự án, thì các cơ quan chức năng, Ngân hàng và chủ tàu phải phối hợp với nhau để thực hiện việc chuyển đổi chủ tầu. Quy định này là nhằm tháo gỡ khó khăn cho các chủ tàu, cũng như nhằm mục đích tiếp tục duy trì thực hiện dự án theo đúng Nghị định số 67/2014/NĐ-CP, tránh việc đổ vỡ của dự án, cũng như bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho các ngư dân, cũng như ngăn ngừa các thiệt hại cho chính các Ngân hàng. Mặt khác, đây cũng là quyền của các chủ tàu khi tham gia vào dự án. Và nhiều nơi cũng đã rất thành công trong việc thực hiện cơ chế này, đem lại những kết quả rất tốt đẹp

Tuy nhiên trong các vụ án mà tôi tham gia thì mặc dù các chủ tàu đã nhiều lần yêu cầu được thực hiện cơ chế chuyển đổi chủ tàu nhưng cả Ngân hàng và Tòa án không chấp nhận. Đó là việc làm không đúng pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Câu 4: Theo ông, trình tự khởi kiện, ra phán quyết của tòa án, cụ thể là các tòa án cấp huyện thời gian qua với các chủ tàu 67 có đúng theo quy định của các quy phạm pháp luật ko, có điểm thiếu sót, hạn chế nào trong quy trình tố tụng?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Đối với các vụ án mà tôi đã tham gia tố tụng thì có thể nói các Tòa án đã có không ít các vi phạm thủ tục tố tụng (xác định sai tư cách đương sự, vi phạm các quy định về tống đạt văn bản tố tụng), trong đó tôi chỉ xin nêu 02 vi phạm điển hình, đó là:

Thứ nhất:  Theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015, VKS  phải tham gia phiên tòa dân sự sơ thẩm là đối với những vụ án mà đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng.

Trong khi đó, các vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng trong việc thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP có liên quan đến việc thực hiện một trong những chủ chương, chính sách lớn của Nhà nước ta, có liên quan đến việc thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước (như việc cấp bù lãi suất và các chính sách hỗ trợ khác). Tuy nhiên, có những vụ án mà đại diện VKS đã không tham gia phiên tòa sơ thẩm theo đúng quy định nêu trên.

Thứ hai: Các chủ tàu đã đưa ra yêu cầu được tự nguyện bàn giao tàu và thực hiện cơ chế chuyển giao chủ tầu theo như quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP. Nếu yêu cầu nêu trên của ông Kiên được Tòa án chấp nhận sẽ dẫn đến việc “loại trừ trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn” (Ngân hàng) về việc yêu cầu chủ tàu trả nợ gốc và lãi, cũng như việc xử lý tài sản bảo đảm. Mặt khác, giữa yêu cầu được bàn giao tàu và thực hiện cơ chế chuyển giao tàu cá của chủ tàu với yêu cầu của nguyên đơn (Ngân hàng) là có “sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn”.

Luật sư Nguyễn Đức Hùng tham gia tọa đàm về những vướng mắc trong việc thực hiện chính sách phát triển thủy sản

Do đó, theo quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 2 Điều 200 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì yêu cầu được tự nguyện bàn giao lại tàu, để thự hiện cơ chế chuyển giao chủ tàu phải được coi là yêu cầu phản tố của chủ tàu đối với Ngân hàng. Tuy nhiên, Tòa án cấp sơ thẩm đã không thụ lý và giải quyết yêu cầu phản tố nêu trên của các chủ tàu, vi phạm nghiêm trọng quy định tại Điều 200 và Điều 202 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của ông Kiên, không đảm bảo tính toàn diện và khách quan trong quá trình giải quyết vụ án.

Câu 5: Có chủ tàu cho rằng: (ví dụ ông Hải): họ còn bị thiệt hại về tài chính, thời gian khi bị ngân hàng phát mãi tài sản, quyết định thu hồi tàu/ theo ông điều này có hợp lý không, căn cứ điều luật nào để cho thấy chủ tàu chưa đến mức phải thực hiện việc thu hồi tàu, phát mãi tài sản? (ông có thể nói thêm chi tiết và cụ thể hơn với trường hợp của ông Hải)?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Nếu các tàu cá bị kê biên và phát mại trong quá trình thi hành án, thì các chủ tàu có thể sẽ phải đối mặt với các thiệt hại không nhỏ về thời gian, công sức tham gia quá trình tố tụng nói chung và tham gia quá trình thi hành án nói riêng, các loại án phí, chi phí thi hành án. Ngoài ra, các khoản tiền vốn đối ứng mà họ bỏ ra để đóng tàu cũng có nguy cơ mất trắng v.v.. Chưa kể, nếu việc phát mại, bán đấu giá tàu cá mà không thu hồi đủ số tiền vay thì các chủ tàu sẽ phải có nghĩa vụ trả nợ phần con thiếu cho Ngân hàng theo các phán quyết của Tòa án.

Trong các vụ án mà tôi đã tham gia nói chung, cũng như vụ việc của ông Hải nói riêng thì các chủ tàu đều mong muốn được áp dụng cơ chế chuyển đổi chủ tàu theo quy định tại Nghị định số 17/2018/NĐ-CP của Chính phủ. Nếu cơ chế này được áp dụng thì sẽ tiếp kiệm thời gian, ngăn ngừa được các thiệt hại có thể phát sinh cho các chủ tàu và chính các Ngân hàng. Tuy nhiên, các Ngân hàng lại không chấp nhận các yêu cầu này của các chủ tàu mà khởi kiện các chủ tàu tại Tòa án, bỏ qua “cơ chế chuyển đổi chủ tàu”, đầy các chủ tàu vào thế phải đối mặt với những thiệt hại không nhỏ.

Câu 6: Ông có kiến nghị gì về mặt pháp lí cho cả chủ tàu và các ngân hàng?

Luật sư Nguyễn Đức Hùng  trả lời:

Theo tôi, trước hết các chủ tàu và các Ngân hàng cần phải giữ cho mình thái độ thiện chí, cùng nhau hợp tác giải quyết các vướng mắc, bất đồng trên cơ sở tôn trọng và hài hòa lợi ích giữa các bên.

Việc khởi kiện và kê biên, phát mại tàu cá chỉ nên là giải pháp cuối cùng, vì giải pháp này không chỉ có thể gây ra các thiệt hại rất lớn cho các chủ tàu mà chính bản thân các Ngân hàng cũng có thể phải đối mặt với những thiệt hại không nhỏ. Đồng thời, biện pháp này cũng làm hạn chế, giảm hiệu quả của chính sách phát triển thủy sản theo quy định tại NĐ số 67.

Về phía Chính phủ và cũng như các cơ quan hữu quan cũng nên có những nghiên cứu và xem xét, đánh giá khách quan và toàn diện tình hình thực hiện dự án, để tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp lý, để tạo ra khung pháp lý phù hợp, để có thể giải quyết được các vướng mắc, bất cập hiện nay theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các chủ tàu và các Ngân hàng.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!