Phạm nhân lập công lớn có được đặc xá hay không ?
Phạm nhân lập công lớn có được đặc xá hay không ?

Vô tình hay cố ý đăng tin thất thiệt về Covid 19 đều vi phạm luật

Khi đăng tải hay chia sẻ thông tin, người dùng phải biết thông tin đó ở đâu. Dù cố ý hay vô tình chia sẻ thông tin thất thiệt thì đều vi phạm luật.

Những ngày qua, thông tin về dịch bệnh Covid-19 xuất hiện với mật độ dày đặc, đã thực sự tác động đến ý thức cộng đồng trong việc nhìn nhận, đánh giá, ứng xử với dịch bệnh quy mô toàn cầu. Song bên cạnh đó, có rất nhiều nguồn thông tin thất thiệt không được kiểm chứng xuất hiện đã và đang tác động tiêu cực đến việc phòng chống dịch bệnh của toàn xã hội.

Tham gia mạng xã hội, người dùng được trao quyền sử dụng nút đăng bài, chia sẻ, thích (post, share). Tuy nhiên, cũng từ đây dẫn tới tin giả, tin thất thiệt nở rộ và tác động tiêu cực tới đời sống. Nếu không cẩn thận khi sử dụng quyền nhấn nút này, người dùng sẽ góp phần khiến nhiều cá nhân, gia đình, cộng đồng hoang mang, còn bản thân thì phạm luật.

Người tung tin đồn thất thiệt về tình hình dịch bệnh Covid-19 thì theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành sẽ bị xử lý như thế nào ?

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Những thông tin bịa đặt là những thông tin chưa được cơ quan chức năng xác nhận hoặc đã cắt xén có chủ đích, không đúng bản chất sự thật ban đầu, những thông tin không có nguồn gốc chính thống.

Thời gian qua, lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 nhiều cá nhân đã đăng tải những thông tin sai sự thật trên các trang mạng xã hội. Những hành vi bịa đặt, tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội về tình trạng dịch bệnh Covid-19 gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch có thể coi là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị xử lý nghiêm. Tùy thuộc vào mức độ của từng hành vi và hậu quả có thể xảy ra mà pháp luật có những chế tài tưng ứng. Ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Xử phạt hành chính

Căn cứ Khoản a Điều 101 Nghị định 15/2020 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (thay thế Nghị định 174/2013) có hiệu lực từ tháng 4.2020, người nào cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng. Ngoài ra, người đó phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật .

Bên cạnh đó, người nào lợi dụng mạng xã hội để tung tin đồn thất thiệt, xâm hại tổ chức, cá nhân và gây hoang mang dư luận ở mức độ nặng, gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017,  hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì có thể bị phạt tiền đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Trường hợp không xác định được chính xác người tung tin đồn thất thiệt mà chỉ xác định được người đưa tin lên mạng thì có thể áp dụng theo quy định Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 tội Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Cụ thể, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông có thể chịu mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù, phạt tiền cao nhất lên đến 200 triệu đồng. Bên cạnh đó tại Điểm d Khoản 1 Luật an ninh mạng 2018 cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Theo luật sư, Luật sư đánh giá về tình trạng, chế tài xử lý và lời khuyên cho người sử dụng mạng như thế nào?

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Hiện nay Việt Nam đã có Luật an ninh mạng, các nghị định về việc quản lý, xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí đã bổ sung nhiều chế tài hình sự vào Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật trên không gian mạng vẫn diễn ra theo cấp số nhân, khó kiểm soát, khó xử lý gây ra nhiều hệ lụy, tiêu cực cho xã hội. Bởi vậy, việc xử lý các hành vi vi phạm bằng các chế tài hành chính hoặc chế tài hình sự là cần thiết, tùy thuộc vào động cơ, mục đích và tùy thuộc vào hậu quả mà hành vi vi phạm đã gây ra cho xã hội. Các cơ quan chức năng quản lý thông tin mạng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm, kết hợp với tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, giáo dục nhận thức của người dân nâng cao kiến thức, ý thức trách nhiệm của mỗi công dân trong cộng đồng thì việc kiểm soát hành vi vi phạm, tội phạm trên không gian mạng sẽ tốt hơn. Cần hoàn thiện, củng cố cơ sở dữ liệu, phương tiện kỹ thuật để tăng cường công tác quản lý, tránh các đối tượng xấu xâm nhập, lợi dụng để đánh cắp, chiếm đoạt thông tin, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, đặc biệt là áp dụng nghiêm minh các chế tài hành chính và hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các tin đồn thất thiệt trong bối cảnh dịch bệnh gây ra tâm lý hoang mang, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác phòng, chống dịch bệnh nên người dân không nên thực hiện, hơn nữa còn phải đối mặt với các chế tài ngiêm khắc của pháp luật. Bên cạnh đó, những người dùng mạng xã hội cần trang bị kiến thức, sự hiểu biết để phân biệt tin thật, tin giả, không nên vội vàng tin ngay vào một thông tin trên mạng xã hội khi thông tin này không được kiểm chứng. Người dân cần bình tĩnh, kiểm chứng, xác minh lại thông tin này từ các trang web chính thống của Bộ Y tế

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS đã được đăng tải trên Báo điện tử VOV (Cơ quan ngôn luận của Đài Tiếng Nói Việt Nam):

https://vov.vn/phap-luat/vo-tinh-hay-co-y-dang-tin-that-thiet-ve-covid-19-deu-vi-pham-luat-857795.vov

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!