Ý kiến của Luật sư về việc GTNFoods muốn sáp nhập vào VLC
Ý kiến của Luật sư về việc GTNFoods muốn sáp nhập vào VLC

Ý kiến của Luật sư về việc GTNFoods muốn sáp nhập vào VLC

Vinamilk là Doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước (phần vốn nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ), như vậy về bản chất toàn bộ tài sản của Vinamilk (tài sản cố định, vốn đầu tư ở các công ty thành viên trong đó có GTN), Nhà nước đều có quyền sở hữu tương ứng với số vốn góp 30%. Do vậy mọi hoạt động của Vinamilk và của Người đại diện vốn nhà nước tại Vinamilk phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài Chính…) và phải tuân theo các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước:

– Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp

– Nghị định số 87/2015/NĐ- CP ngày 06/10/2015 của Chính Phủ về giám sát đầu tư vốn Nhà nước vào Doanh nghiệp

– Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính Phủ về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp

– Nghị định số 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ

Tinh thần xuyên suốt Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN là: Người đại diện vốn nhà nước có trách nhiệm nỗ lực bảo vệ tài sản nhà nước, nỗ lực mang lại lợi ích tối đa cho nhà nước, nỗ lực làm hết trách nhiệm ngăn chặn các nguy cơ gây thất thoát hay tổn hại đến vốn và tài sản nhà nước tại DN.

Đối tượng áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật 69/2014/QH13: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp chính là Công ty Vinamilk và toàn bộ Người quản lý doanh nghiệp bao gồm Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó TGĐ hoặc Phó GĐ, Kế toán trưởng của Công ty Vinamilk. Đại diện vốn nhà nước ở Vinamilk có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật 69/2014/QH13, chẳng hạn Điều 48 Luật này quy định Đại diện vốn nhà nước có trách nhiệm: Báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của HĐQT, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây: a) Ngành, nghề kinh doanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh; … d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản; … 6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước. Người quản lý doanh nghiệp cũng có trách nhiệm “Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp (quy định tại Khoản 7 Điều 5 Luật 69/2014/QH13: Nguyên tắc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp”). Vì 187.500.000 cổ phần GTN là một tài sản đầu tư lớn của Vinamilk nên nếu quyết định đổi cổ phần này sang cổ phiếu VLC với tỷ lệ 1,6:1 mà chưa được sự phê duyệt bằng văn bản của Cơ quan quản lý vốn nhà nước là có dấu hiệu vi phạm Điều 48 Luật số 69/2014/QH13 nói trên.

Để hoàn thành mục tiêu: sử dụng hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn nhà nước đầu tư tại DN, một nguyên tắc quan trọng và bắt buộc phải áp dụng, tuân thủ trong toàn bộ hoạt động của DN có vốn đầu tư của nhà nước là:Công khai, minh bạch trong đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN” (Khoản 7 Điều 5 Luật 69/2014/QH13)Khi thực hiện quyền của cổ đông Nhà nước tại DN thì Cơ quan đại diện chủ sở hữu và Người đại diện phần vốn nhà nước tại DN phải nỗ lực áp dụng các biện pháp cần thiết, kịp thời khi mua bán, dịch chuyển các khoản đầu tư của DN đảm bảo lợi ích tối đa cho DN và nhà nước

Mọi tài sản của Vinamilk (trong đó có cổ phiếu GTN và các cổ phiếu mà Vinamilk sở hữu) đều được hình thành từ vốn đầu tư của Nhà nước, do vậy việc quyết định sáp nhập GTN, hoán đổi sang cổ phiếu VLC ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến tài sản của Nhà nước đầu tư vào Vinamilk. Việc định đoạt các tài sản của Vinamilk phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước để đem lại lợi ích tối đa cho Vinamilk và cho Nhà nước.

Khi người đại diện vốn nhà nước trong HĐQT của Vinamilk quyết định đổi cổ phần GTN thành cổ phần VLC thì cần phải nỗ lực hết sức đảm bảo lợi ích tối đa cho Vinamilk, cho nhà nước để bảo vệ quyền lợi của nhà nước, nỗ lực hết sức để có thể tìm ra tỷ lệ tối đa có lợi cho cổ đông nhà nước, đảm bảo không để xảy ra thất thoát vốn nhà nước. Nếu HĐQT của Vinamilk quyết định đổi cổ phần GTN thành cổ phần VLC với tỷ lệ 1,6:1 mà không có phê duyệt bằng văn bản của cơ quan quản lý vốn nhà nước về tỷ lệ hoán đổi cổ phần thì có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến định giá thấp tài sản Nhà nước, tiềm ẩn nguy cơ trục lợi cá nhân và tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát vốn nhà nước và tài sản Nhà nước

Vinamilk là doanh nghiệp có 30% vốn nhà nước, trong khi ấy Vinamilk lại sở hữu 187,5 triệu cổ phần GTN (tương ứng với 75% vốn điều lệ GTN), điều đó tương ứng với việc nhà nước gián tiếp (thông qua Vinamilk) sở hữu cổ phần GTN. Vì vậy việc định đoạt số phận 187,5 triệu cổ phần GTN (đổi lấy cổ phiếu VLC với tỷ lệ 1,6:1) cần có cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ.

Việc tái cơ cấu, sáp nhập hay giải thể là hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện tái cơ cấu có thể phát sinh hiện tượng một số cá nhân lợi dụng để mưu lợi cá nhân làm thiệt hại đến tài sản của Nhà nước và nhân dân. Chúng tôi là cổ đông nhỏ của GTN, mong muốn Doanh nghiệp phát triển một cách thịnh vượng và bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và đem lại giá trị cho xã hội. Nhưng nếu như một số cá nhân nắm quyền chi phối của công ty cố tình thực hiện những những hành vi sai trái để đạt được những mục tiêu cá nhân, mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của những cổ đông nhỏ như chúng tôi khiến chúng tôi không thể không lên tiếng phản đối.

Có thể nói, quá trình sáp nhập giữa Công ty Cổ phần GTNFoods và Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam VLC có nhiều dấu hiệu của việc cố tình vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức ĐHCĐ để phục vụ cho lợi ích riêng.

Ý kiến của Luật sư về việc GTNFoods muốn sáp nhập vào VLC

Liên quan đến việc này Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Phòng Tranh Tụng Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) sẽ làm rõ một số vấn đề.

Câu hỏi 1. Có ý kiến cho rằng như vậy là Nhà nước gián tiếp nắm giữ cổ phần GTN ?

Trả lời:

Xét về cơ cấu vốn của Vinamilk, tính đến thời điểm hiện tại, Vinamilk là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước với việc Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm giữ 30% vốn điều lệ. Trong khi đó, Công ty GTNFoods lại do Vinamilk sở hữu số lượng 2/3 cổ phần (75%) tức nắm quyền chi phối của GTNFoods. Việc Công ty GTNFoods quyết định sáp nhập với Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC) trong khi Công ty GTNFoods đang là công ty mẹ sở hữu 74.49% vốn của VLC là một giao dịch “ngược” so với các giao dịch trước đây, công ty mẹ sáp nhập ngược vào công ty con. Tuy nhiên, xét về bản chất, cả hai công ty VLC và GTNFoods đều đang thuộc quyền sở hữu của Vinamilk, GTNFoods hiện đang chỉ giữ vai trò trung gian trong mối quan hệ sở hữu này. Vì vậy, việc sáp nhập ngược này sẽ giúp cho Vinamilk cắt giảm được bớt chi phí vận hành của doanh nghiệp trung gian. Khi việc sáp nhập xảy ra đồng nghĩa với việc Công ty GTNFoods sẽ bị xóa sổ, đặt ra câu chuyện về việc tỷ lệ hoán đổi cổ phần giữa hai công ty GTNFoods và VLC. Việc quyết định tỷ lệ hoán đổi cổ phần giữa hai công ty để tiến hành sáp nhập rất quan trọng bởi nó làm thay đổi tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đông hiện hữu. Trong khi đó Vinamilk là doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, như vậy toàn bộ tài sản của Vinamilk thì Nhà nước đều có quyền sở hữu tương ứng với số vốn góp 30% (trong đó có cả GTN).

Theo Luật số 69/2014/QH13 về Quản lý và Sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì mọi hoạt động của Vinamilk và của Người đại diện vốn nhà nước tại Vinamilk phải chịu sự giám sát, kiểm tra, thanh tra của các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài Chính…) và phải tuân theo các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Mọi tài sản của Vinamilk (trong đó có cổ phiếu GTN và các cổ phiếu mà Vinamilk sở hữu) đều được hình thành từ vốn đầu tư của Nhà nước, do vậy việc quyết định sáp nhập GTN, hoán đổi sang cổ phiếu VLC ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng đến tài sản của Nhà nước đầu tư vào Vinamilk. Việc định đoạt các tài sản của Vinamilk phải tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật về quản lý sử dụng vốn và tài sản Nhà nước để đem lại lợi ích tối đa cho Vinamilk và cho Nhà nước.

Khi người đại diện vốn nhà nước trong HĐQT của Vinamilk quyết định đổi cổ phần GTN thành cổ phần VLC thì cần phải nỗ lực hết sức đảm bảo lợi ích tối đa cho Vinamilk, cho nhà nước để bảo vệ quyền lợi của nhà nước, nỗ lực hết sức để có thể tìm ra tỷ lệ tối đa có lợi cho cổ đông nhà nước, đảm bảo không để xảy ra thất thoát vốn nhà nước. Vinamilk là doanh nghiệp có 30% vốn Nhà nước, trong khi ấy Vinamilk lại sở hữu 75% vốn điều lệ GTN, điều đó tương ứng với việc nhà nước gián tiếp (thông qua Vinamilk) sở hữu cổ phần GTN.

Câu hỏi 2. Hiểu như vậy có đúng không ạ? Nếu đúng như vậy, thì trước khi quyết định sáp nhập GTN vào VLC, người đại diện phần vốn Nhà nước ở Vinamilk có phải xin phép cơ quan quản lý vốn nhà nước về tỷ lệ hoán đổi cổ phần để sáp nhập không ạ?

Trả lời:

Việc Công ty GTNFoods do Vinamilk sở hữu 75% cổ phần đã quyết định sáp nhập với Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC), trong khi đó Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) hiện đang nắm giữ 30% vốn điều lệ của Vinamilk nên theo tính chất bắc cầu, có thể hiểu rằng Nhà nước đang gián tiếp nắm giữ cổ phần của GTNFoods. Khi đó, việc GTNFoods quyết định sáp nhập GTNFoods vào VLC ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến phần vốn Nhà nước hiện có vì liên quan đến tỷ lệ hoán đổi cổ phần sau khi sáp nhập. Khi đó, Nhà nước thông qua việc có phần trăm vốn trong Vinamilk – doanh nghiệp trực tiếp sở hữu cổ phần sau khi hoán đổi từ cổ phần TNFoods sang cổ phần của VLC sẽ chịu tác động với phần tỷ lệ hoán đổi này.

Việc Vinamilk sở hữu 75% cổ phần của GTNFoods sẽ thuộc về vấn đề đầu tư của doanh nghiệp. Để có được số tài sản trong doanh nghiệp (bao gồm cả các loại cổ phần ở các doanh nghiệp khác) đều phải xuất phát từ nguồn vốn của Vinamilk và trong đó, có số vốn của Nhà nước. Vì vậy, việc quyết định sáp nhập GTNFoods và tỷ lệ hoán đổi cổ phiếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà nước, đến nguồn vốn mà nhà nước đầu tư và Vinamilk. Theo đó, Điều 48 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp quy định về quyền, trách nhiệm của người đại diện vốn nhà nước như sau:

Báo cáo, xin ý kiến cơ quan đại diện chủ sở hữu trước khi tham gia ý kiến, biểu quyết và quyết định tại Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên về các vấn đề sau đây:

a) Ngành, nghề kinhdoanh, mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

b) Ban hành điều lệ, sửa đổi, bổ sung điều lệ; tăng hoặc giảm vốn điều lệ; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, xử lý vi phạm đối với thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc;

c) Phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp;

d) Tổ chức lại, giải thể, phá sản;

đ) Các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên”.

Đồng thời, người đại diện phần vốn của nhà nước cũng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu có hành vi vi phạm gây tổn thất vốn nhà nước. Việc quyết định tỷ lệ hoán đổi cổ phần đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và nguồn vốn của Nhà nước nên theo quy định trên, người đại diện phần vốn Nhà nước ở Vinamilk phải xin phép cơ quan quản lý vốn nhà nước trước khi quyết định tỷ lệ hoán đổi cổ phần để sáp nhập, từ đó, có cơ sở để bảo vệ được nguồn vốn và lợi ích của Nhà nước với vai trò là thành viên trong HĐQT của Vinamilk, tránh trường hợp gây thất thoát vốn, định giá thấp vốn Nhà nước có trong doanh nghiệp trong thương vụ M&A này.

Câu hỏi 3. Liên quan đến việc sáp nhập GTNFoods vào Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (VLC), có ý kiến cho rằng, với những vấn đề quan trọng như sáp nhập, giải thể…, doanh nghiệp không thể lấy ý kiến biểu quyết tại cuộc họp trực tuyến? Trong khi đó, điều lệ của GTNFoods ký ngày 6/2/2020 không quy định cụ thể về hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến mà chỉ quy định về Đại hội cổ đông theo hình thức trực tiếp và việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản. Quan điểm pháp lý của Luật sư về vấn đề này như thế nào ạ?

Trả lời:

Việc tổ chức ĐHĐCĐ trực tuyến không phải là điều mới ở thế giới hay Việt Nam. Như thông tin trao đổi ở trên, điều lệ của GTNFoods ký ngày 6/2/2020 không quy định cụ thể về hình thức họp ĐHĐCĐ trực tuyến mà chỉ quy định về Đại hội cổ đông theo hình thức trực tiếp và việc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.

Trước đây, Luật Doanh nghiệp chỉ quy định hai hình thức dự họp truyền thống là tham dự trực tiếp và ủy quyền cho người khác. Tuy nhiên, việc thực hiện cuộc họp ĐHĐCĐ trực tuyến hiện nay đã được bổ sung trong quy định tại Khoản 3, Điều 144 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Tuy nhiên, để ĐHĐCĐ trực tuyến được tiến hành một cách hợp pháp trong trường hợp Điều lệ Công ty và Quy chế Quản trị Công ty không quy định cụ thể về hình thức họp trực tuyến, GTNFoods cần ra thông báo bằng văn bản tới các cổ đông về việc tổ chức họp ĐHĐCĐ bằng hình thức trực tuyến hoặc phải lấy ý kiến của các cổ đông bằng văn bản để bổ sung thêm quy định về việc tổ chức thực hiện họp ĐHĐCĐ trực tuyến, thì mới được tiến hành triển khai họp theo hình thức này.

Trong tình hình bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng như hiện nay, tổ chức họp ĐHĐCĐ trực tuyến sẽ giúp các công ty chủ động trong việc đưa ra thời gian Đại hội, thúc đẩy DN đổi mới, ứng dụng công nghệ, tăng khả năng huy động cổ đông tham gia và giúp tiết kiệm chi phí so với họp trực tiếp.

Ý kiến của Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Trưởng Phòng Tranh Tụng, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật Sư TP Hà Nội) đã đăng tải trên Báo LAO ĐỘNG (Cơ quan ngôn luận của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam): https://laodong.vn/kinh-te/cu-sap-nhap-nguoc-gtnfoods-vao-cong-ty-con-vinamilk-tu-so-huu-75-con-68-913297.ldo

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!