So sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh có điểm giống và khác nhau như thế nào ? Luật TGS sẽ nêu ra các tiêu chí để so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh chi tiết nhất.
Điểm giống nhau
– Đều không có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình
Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh
Dưới đây là những tiêu chí để so sánh doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh:
Tiêu chí |
Doanh nghiệp tư nhân |
Hộ kinh doanh |
Về loại hình |
Là một loại hình doanh nghiệp |
Là một loại hình chủ thể kinh doanh nhưng không phải là một loại hình doanh nghiệp. |
Chủ thể |
Một cá nhân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, có thể là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài. |
Cá nhân là công dân Việt Nam, một nhóm người, một hộ gia đình |
Quyền góp vốn thành lập |
Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. (Khoản 4 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020) |
Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân |
Quy mô |
Được thành lập với vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp đăng ký, không giới hạn về quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh. |
Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động. Đối với những hộ kinh doanh có quy mô lớn hơn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về việc đăng ký doanh nghiệp (Khoản 1, Điều 79, Nghị định 01/2021/NĐ-CP). |
Điều kiện kinh doanh |
Buộc phải đăng kí kinh doanh, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, phải có con dấu trong quản lý được cơ quan công an cấp |
Không phải trong mọi trường hợp đều phải đăng ký kinh doanh. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện. |
Con dấu |
Có con dấu riêng |
Không có con dấu |
Thủ tục chấm dức hoạt động |
Thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp về giải thể doanh nghiệp hoặc theo quy định của Luật Phá sản về thủ tục phá sản. |
Không áp dụng hình thức giải thể hay phá sản. Hộ kinh doanh chấm dứt hoạt động nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. |
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024 6682 8986 để được Luật sư tư vấn chi tiết.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!