Làm gì để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ?
Làm gì để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ?

Làm gì để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ?

Vợ chồng đã làm xong thủ tục ly hôn và đã thỏa thuận hay có Quyết định của Tòa án về quyền nuôi con. Tuy nhiên, sau đó nếu thấy đối phương không chăm lo tốt được cho con thì người bố hoặc mẹ có quyền yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi có đủ các chứng cứ chứng minh về việc chồng bạn không dành thời gian và điều kiện để chăm nom, nuôi dưỡng các con.

Bài viết này Công ty Luật TGS sẽ tư vấn thay đổi người nuôi con sau ly hôn và các quy định liên quan đến vấn đề này.

Điều kiện thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Căn cứ tại Khoản 2 Điêu 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có những căn cứ sau:

– Sau khi ly hôn người cha hoặc mẹ có thỏa thuận lại về việc thay đổi quyền nuôi con;

– Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện về vật chất và tinh thần để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

Nếu con đủ từ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi quyền nuôi con sẽ xem xét nguyện vọng của con. Khoản 4 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 cũng nêu rõ trường hợp cả cha và mẹ đều không đáp ứng đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền nuôi con cho người giám hộ theo quy định.

Ai có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ?

Căn cứ tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014 quy định, nếu nhận thấy người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con:

– Người thân thích gồm: cha/me, ông bà,…;

– Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

– Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

– Hội liên hiệp phụ nữ.

Hồ sơ thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

Hồ sơ thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn bao gồm các giấy tờ sau:

– Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn (theo mẫu quy định Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);

– Quyết định/Bản án ly hôn;

– Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

– Bản sao chứng thực Giấy khai sinh của con;

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu thay đổi quyền nuôi con là có căn cứ và hợp pháp như: Giấy xác nhận thu nhập của nơi làm việc (nếu có); Giấy xác nhận của công an nơi con và người trực tiếp nuôi dưỡng đang trực tiếp sinh sống, giấy nợ, sao kê ngân hàng,…

– Bản án/Quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân về việc ly hôn (Bản sao công chứng).

Làm gì để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn ?

Thực tế hiện nay có nhiều trường hợp người cha hoặc mẹ giành được quyền nuôi con khi ly hôn, tuy nhiên sau đó lại không quan tâm, chăm sóc cho con mà nhiều khi còn xảy ra tình trạng bạo lực gia đình,… không đảm bảo quyền lợi, môi trường giáo dục và điều kiện chăm sóc cho con.

Để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn thì người không trực tiếp nuôi con thực hiện thủ tục khởi kiện tại Tòa án nhân dân như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con

Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện về việc thay đổi người nuôi con và nộp tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi người đang nuôi con cư trú để được giải quyết.

Bước 2: Nộp tiền tạm ứng án phí

Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 08 ngày làm việc Toà án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Khi đó, bạn sẽ tiến hành nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp biên lai cho Tòa án để thụ lý vụ án.

Bước 3: Tòa triệu lập lấy lời khai

Tòa án triệu tập lấy lời khai và tiến hành các thủ tục theo quy định pháp luật. Thời gian giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương là từ 4-6 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý vụ án.

Nếu muốn được giải quyết và giành được quyền nuôi con thì người không trực tiếp nuôi con phải tìm ra các căn cứ chứng minh rằng người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Điều kiện nuôi dưỡng con thông thường sẽ dựa trên một số yếu tố sau:

– Điều kiện về vật chất, bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ. Nhà ở, điều kiện vật chất, thu thập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn.

– Điều kiện về tinh thần, bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn …của cha mẹ. Những “thói hư, tật xấu”, thời gian hạn chế sẽ là một yếu tố gây trở ngại trong việc trực tiếp nuôi con.

Mẫu đơn yêu cầu/đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Đơn yêu cầu/đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn làm theo mẫu quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.

Mẫu đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận (huyện)…………………. 

Tên tôi là:…………………………………………………………… Sinh năm: ………………..

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………….

Tạm trú:……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………….

Tại bản án, quyết định:……………………………………………………………………………

tại:…………………………………………………………………. ngày…tháng…năm………..

của Tòa án nhân dân……………………………………………………………………………….

Về phần con chung:………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………..

Hiện con chung đang ở với anh (chị)………………………………………………………….

là………………………………………………………………………………………………………..   trực tiếp nuôi dưỡng

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………………………….

Tạm trú:……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………………………….

Nhưng nay do hoàn cảnh của tôi:………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………..

Tôi đề nghị Tòa án giải quyết cho tôi được trực tiếp nuôi con chung là:…………….

…………………………………………………………………………………………………………..

……………., ngày…tháng….năm….

Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu đơn khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con

Mẫu đơn khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con làm theo Mẫu số 23-DS, tham khảo và download tại đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện:………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện:……………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)……………………………………

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)……………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:……………………………

………………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có)……………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:………………..

1………………………………………………………………………………………………..

2………………………………………………………………………………………………..

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)………………………………………………………………………………………………….

                                                                 Người khởi kiện

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024 6682 8986 hoặc Tổng đài: 1900 8698 để được Luật sư tư vấn chi tiết.

TÌNH HUỐNG VỀ THAY ĐỔI QUYỀN NUÔI CON SAU KHI LY HÔN:

Tình huống: Em đã ly hôn được hơn 2 năm, em có 2 cậu con trai, toà giải quyết là em nuôi 1 đứa và mẹ nó nuôi 1 đứa nhưng bên mẹ nó không có trách nhiệm trong việc nuôi dạy con, em sót con thấy khổ khi họ nuôi được 3 tháng em đã đón về nuôi hộ đến bây giờ. Em và họ đã nói chuyện qua, họ từ bỏ con em thì bây giờ em ra toà làm lại giấy quyết định phải như thế nào ạ. Và em quyết định sẽ không cho họ gặp con em nữa thì có sao không ạ vì họ không chăm sóc con em. Mong luật sư tư vấn.

Trả lời:

Theo Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân tổ chức bao gồm người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ thì Tòa án sẽ xem xét và có thể ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi của con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: “Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

Như vậy, trước hết việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào sự thỏa thuận của hai vợ chồng. Trong trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh được hiện tại bạn có chỗ ở ổn định, công việc ổn định, có thu nhập và có mức lương đảm bảo được cuộc sống cho con. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên. Hồ sơ khởi kiện thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn thì bao gồm các giấy tờ sau: “Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (theo Mẫu số 92-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP); Quyết định, bản án ly hôn (Bản sao có chứng thực); Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (Bản sao có chứng thực); Giấy khai sinh của con (Bản sao có chứng thực); Văn bản, tài liệu, chứng cứ chứng minh về việc muốn thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (nếu có)”.

Về vấn đề bạn quyết định sẽ không cho họ gặp con bạn nữa, vì họ không chăm sóc con bạn là không đúng quy định tại Điều 83 Luật hôn nhân gia đình 2014: “Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình; Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”. Do đó, bạn không được cản trở mẹ bé trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con.

Câu hỏi: Nếu bị chồng hoặc vợ giữ giấy khai sinh của con thì phải làm sao ?

Trường hợp Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu của các con đều bị giữ hết thì người yêu cầu tha đổi quyền nuôi con có quyền tiến hành trích lục bản sao Giấy khai sinh của các con tại Ủy ban nhân dân xã/phường nơi con bạn đăng ký khai sinh. Còn sổ hộ khẩu thì bạn có thể đề nghị Công an xã/phường nơi chồng cũ của bạn cư trú để xác nhận về nơi cư trú của chồng bạn.

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */