Làm gì khi bị công an triệu tập, mời làm việc

Trong trường hợp bị công an triệu tập hoặc mời làm việc, người dân thường rơi vào trạng thái lo sợ, hoang mang và không biết ứng biến như thế nào cho đúng luật? Luật sư TGS Lawfirm sẽ cung cấp những kiến thức cũng như giải pháp để bạn có thể xử lý trường hợp này một cách hợp lý nhất.

Như thế nào là bị lệnh triệu tập khẩn cấp

Theo các quy định pháp luật hiện hành, người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú. Trong trường hợp không phạm tội quả tang, khẩn cấp hay quyết định truy nã thì phía công an cũng có thể yêu cầu người dân đến và hợp tác thông qua giấy mời và giấy triệu tập. Đây là hai loại giấy có bản chất khác nhau.

Mẫu giấy triệu tập
Mẫu giấy triệu tập

Luật sư TGS trả lời

Theo Luật sư Nguyễn Đức Hùng (Phó phòng Tranh tụng – Công ty Luật TNHH TGS) cho biết “Trên thực tế, công an một số nơi thường sử dụng giấy mời như một mệnh lệnh thay cho giấy triệu tập. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định người dân khi nhận được giấy mời của công an là bắt buộc phải đến theo yêu cầu. Giấy mời không tạo ra nghĩa vụ buộc công dân phải đến (có thể đến có thể không)”

Các quy định hiện hành về công tác điều tra hình sự chỉ cho phép điều tra viên “được phân công điều tra vụ án hình sự” (tức vụ án đã được khởi tố) có quyền triệu tập và hỏi cung bị can, triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Việc triệu tập hỏi cung, lấy lời khai phải theo kế hoạch đã được thủ trưởng hoặc phó thủ trưởng cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án duyệt. Do đó, nếu không phải là “người tham gia tố tụng” trong một vụ án hình sự cụ thể, công dân không thể bị triệu tập.

“Công dân có quyền từ chối làm việc và tố cáo hành vi trái pháp luật của người triệu tập nếu vụ án hình sự chưa được khởi tố, người triệu tập không có thẩm quyền, chưa xác định được tư cách tham gia tố tụng của người bị triệu tập, chưa được giải thích rõ ràng về quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng…” – Luật sư Hùng phân tích.

Hình ảnh công an triệu tập người của địa ốc Alibaba liên quan đến việc đập phá tài sản khi bị cưỡng chế vừa qua
Hình ảnh công an triệu tập người của địa ốc Alibaba liên quan đến việc đập phá tài sản khi bị cưỡng chế vừa qua – Nguồn: Internet

>>> Click xem thêm: Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội

Ngoài ra, Hiến pháp cũng nêu rõ không ai bị bắt nếu không có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện KSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang… Chính vì vậy, để bảo vệ bản thân cũng như để tránh việc bản thân hoảng loạn dẫn đến những hành động bất lợi sau này, công dân nên nắm được 1 số điều cơ bản sau:

– Khi được cơ quan công an triệu tập, mời lên làm việc, ngoài việc nắm rõ các quyền tối thiểu mà Hiến pháp đã quy định (Điều 20 Hiến pháp 2013 đã quy định “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm” ), cũng cần tìm hiểu hoặc nhận được sự trợ giúp về pháp lý, để biết được mình bị triệu tập, bị tạm giữ, tạm giam vì lý do gì.

– Công dân có quyền yêu cầu nơi triệu tập, mời làm việc giải thích rõ về các quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ việc.

– Khi tiến hành bắt hoặc tạm giữ người, người ra lệnh bắt phải thông báo cho gia đình người bị bắt, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc biết.

– Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị tạm giữ, tạm giam đều bị pháp luật nghiêm cấm.

– Ngay từ khi bị bắt tạm giữ hoặc bị tạm giam, công dân có quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa, giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (nên mời luật sư tham gia ngay từ giai đoạn này để tránh việc bị ép cung, nhục hình).

– Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm trấn áp tinh thần, dùng vũ lực đe dọa, các hình thức ép cung, bức cung… công dân cần có thái độ phù hợp, không thái quá, đồng thời yêu cầu ngừng làm việc để có người giám hộ hoặc yêu cầu nhờ luật sư bào chữa. Điều này không chỉ bảo đảm quyền của chính công dân đó mà còn đề cao vị trí, vai trò của luật sư trong việc hỗ trợ pháp lý cho người dân, hạn chế tình trạng một số người bị áp lực, hoảng loạn dẫn đến những hành động đáng tiếc

– Kiên quyết không ký vào biên bản ghi nhận nội dung không đúng lời trình bày của mình…

– Luật cũng nghiêm cấm hành vi điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời…

Các lưu ý quan trọng khi bị công an triệu tập:

– Nếu được, nên có người đi cùng. Việc có một người thứ hai đi cùng cũng khiến cho tâm lý của bạn cảm thấy tự tin hơn trong quá trình làm việc với cơ quan công an. Bởi vốn dĩ, tâm lý của những người bị công an mời lên làm việc thường rất hoang mang, lo lắng vì tự cho là đang ở thế yếu hơn so với cơ quan chức năng.
– Tuyệt đối không nên trả lời những vấn đề mà mình không nắm rõ, hoặc không biết chắc, dựa trên những câu hỏi mở có gợi ý của người hỏi. Bởi làm việc theo giấy mời, thường là một kiểu “đối thoại, trao đổi ý kiến” ở một số vấn đề rõ ràng mà người được mời có liên quan, vì vậy phải xác định rằng, đây là một buổi làm việc chứ không phải hỏi cung, do đó với những câu hỏi dạng có gợi ý trả lời sẵn, thì tốt nhất hãy trả lời rằng: “TÔI TỪ CHỐI TRẢ LỜI CÂU NÀY” vì không liên quan nội dung làm việc hoặc có tính cách cá nhân, riêng tư.

– Không nên quanh co và lẩn tránh vấn đề. Với những câu hỏi có tính cách cá nhân, riêng tư, hoặc những vấn đề không liên quan đến nội dung buổi làm việc. Hãy trả lời thẳng thắn:

“TÔI TỪ CHỐI TRẢ LỜI CÂU HỎI NÀY VÌ ĐÓ LÀ VIỆC CÁ NHÂN CỦA TÔI” chứ đừng né tránh vòng vo, tuyệt đối không bịa chuyện trả lời. Hãy nhớ cơ quan công an có đủ nhân lực, thời gian và đủ sức khỏe để theo đuổi đến cùng.

– Hãy cố tránh không nên ký vào bất kỳ giấy tờ gì trừ khi thấy việc ký tên không gây phiền hà và bất lợi cho mình. Nhất là các tài liệu được lấy trên mạng, trên blog rồi in ra đem đến bảo mình đọc ký xác nhận… Nói với cán bộ làm việc rằng những bản in này do anh/chị mang đến, vì vậy các tài liệu đó là của anh/chị chứ không phải của tôi. Phải kiên quyết nhấn mạnh (không tranh luận): những cái này của anh/chị mang đến, do anh/chị in ra thì anh/chị hãy ký xác nhận, xin lỗi không việc gì tôi phải ký xác nhận giùm anh/chị.

Luật đã có quy định nhưng cần phải có chế tài rõ ràng để hạn chế việc sử dụng giấy triệu tập một cách tùy tiện, sai mục đích. Đồng thời, khi bị triệu tập, mời làm việc về một vấn đề liên quan thì người được triệu tập nên chuẩn bị sẵn tâm lý, bình tĩnh trả lời các câu hỏi của công an. Nếu câu hỏi có dấu hiệu quy chụp trách nhiệm, quy tội thì người được triệu tập có quyền ghi vào biên bản về nội dung đó. Trường hợp người được triệu tập không phạm tội nhưng biết được người khác có liên quan đến vụ án thì nên thành khẩn khai báo để tránh bị truy tố với tội “không tố giác tội phạm”. Sau khi làm việc, người được triệu tập cần đọc kỹ biên bản làm việc và ghi rõ đồng ý hay không đồng ý với nội dung làm việc nào và yêu cầu cơ quan công an cung cấp bản sao biên bản làm việc (trừ biên bản hỏi cung bị can, bị cáo) – Luật sư Hùng đưa ra lời khuyên.

Một vấn đề nữa mà chúng tôi chắc chắn bạn đọc rất quan tâm đó là bị có quyền được im lăng, ghi âm hoặc ghi hình khi không có luật sư trong quá trình hỏi cung cũng như ra tòa hay không? Nếu bạn quan tâm thì xem chi tiết tại bài viết này nhé: Quyền im lặng, ghi âm, ghi hình nếu không có luật sư

Nếu có gì thắc mắc hay chưa hiểu rõ về luật. Bạn hãy vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.8698 để được các luật sư Tgs tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 Hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn/luat-su-bao-chua-gioi.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */