Dịch vụ đòi nợ

Dịch vụ đòi nợ – Có nên chỉ để tổ chức hành nghề luật sư thực hiện?

Hoạt động đòi nợ thực tế là một hoạt động khá khó khăn và có chút nhạy cảm. Khách hàng tôi vẫn thường hay đùa nhau rằng việc đòi nợ giống như “đi xin”, lúc vay mượn thì người đi vay ngọt nhạt nhẹ nhàng, đến lúc đòi tiền thì họ tỏ thái độ ngay, thâm chí còn cắt đứt mọi liên lạc nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ. Do vậy, các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ra đời, hoạt động dựa trên Nghị định số 104/2007/NĐ-CP.

Tuy nhiên bên cạnh những công ty hoạt động tuân thủ theo đúng quy định pháp luật, thì vẫn có không ít những công ty đòi nợ theo hình thức “xã hội đen”. Có không ít khách hàng tìm đến chúng tôi kể về việc họ đã bị đe dọa ra sao, bị xúc phạm như thế nào, thậm chí còn từng bị tạt sơn lên tường nhà….. vì bị đòi tiền nợ.  

Đấy là với những người nợ, còn đối với chủ nợ, có những người phải chịu những khoản chi phí và khoản lãi trên trời chỉ để thuê công ty đòi về khoản nợ mà đôi khi còn ít hơn cả số tiền họ bỏ ra để thuê người đòi nợ. Thậm chí có những khoản nợ mà các công ty khi tiến hành dịch vụ đòi nợ không hề có bằng chứng cụ thể, rõ ràng đã thực hiện những hình thức cực đoan trên để đòi. Chính những hành vi trên đã tạo cảm giác bất an, sợ hãi, cho người dân, gây ảnh hưởng tới sự nghiêm minh của pháp luật.

dich-vu-doi-no-co-nen-chi-de-to-chuc-hanh-nghe-luat-su-thuc-hien

Tại Nghị định số 104/2007/NĐ-CP quy định về nội dung của hoạt động đòi nợ như sau:

Điều 6. Nội dung hoạt động dịch vụ đòi nợ

1. Đại diện chủ nợ để xác định các khoản nợ, các nội dung liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách nợ; đôn đốc khách nợ trả nợ; thu nợ.

2. Đại diện chủ nợ làm việc với tổ chức hoặc cá nhân có liên quan để thu nợ.

3. Đại diện khách nợ để xác định các khoản nợ, biện pháp xử lý nợ với chủ nợ.

4. Tư vấn pháp luật cho chủ nợ hoặc khách nợ về việc xác định nợ; biện pháp, quy trình, thủ tục xử lý nợ.”

Ngoài ra theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, đòi nợ là một quyền dân sự. Nếu bản thân người chủ nợ không tự mình đòi thì có thể ủy quyền cho người khác. Do vậy, pháp luật không thể cấm dịch vụ đòi nợ, vì như vậy là hạn chế quyền dân sự của công dân. Vấn đề là ai, tổ chức nào nên được phép cung ứng dịch vụ đòi nợ?

“Chúng ta cần phải xem xét kỹ càng, không thể chỉ vì những mặt trái tiềm tàng trong kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà cấm được bởi đây là hoạt động hình thành lâu đời trên thế giới. Thay vào đó, nhà nước có thể để các tổ chức hành nghề luật sư đảm đương hoạt động trên. Bởi đặc điểm của hoạt động  này có tính chất như một dịch vụ pháp lý thông thường. Mà những tổ chức hành nghề luật sư là những người có hiểu biết về pháp luật rõ ràng nhất, cho nên việc giao cho các tổ chức hành nghề luật sư sẽ giúp người dân an tâm hơn rất nhiều. Bên cạnh đó còn có thể đảm bảo trật tự xã hội do các luật sư được ủy quyền lúc này sẽ tiến hành những biện pháp, nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình thu hồi nợ, vừa có thể đảm bảo đúng theo quy định pháp luật, vừa đạt được hiệu quả”Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Công ty Luật TNHH TGS chia sẻ.

Theo dự thảo, DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi đại diện cho khách đi đàm phán, sẽ đóng vai trò thương thảo; tư vấn kinh tế, pháp luật cho khách hàng. DN này sẽ đóng vai trò: phân tích nợ, phân tích khả năng tài chính hay tư vấn sử dụng các mối quan hệ để việc thu hồi nợ diễn ra nhanh chóng.

Hiện nay, theo quy định thì chỉ duy nhất các tổ chức hành nghề luật sư mới có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý và những người hành nghề trong lĩnh vực này (luật sư) phải có chứng chỉ hành nghề do Bộ Tư pháp cấp.

Với quan điểm cần xác định dịch vụ đòi nợ là một dịch vụ pháp lý, pháp luật nên quy định dịch vụ đòi nợ chỉ do các tổ chức hành nghề luật sư thực hiện, không nên cho phép đăng ký dịch vụ này như một hoạt động kinh doanh bình thường.

Mọi thông tin, vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 để được Luật sư TGS Law hỗ trợ và giải đáp chi tiết

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */