khác biệt giữa biện pháp tư pháp và hình phạt

Điểm khác biệt giữa các biện pháp tư pháp và hình phạt

Hình phạt

Trong thời phong kiến trước đây, có hai bộ luật đó là Hồng Đức và Gia Long, hai bộ luật này đã hình sự hóa tất cả các văn bản pháp luật dẫn đến mọi văn bản pháp luật đều phải chịu hình phạt. Hệ thống hình phạt trong hình sự phong kiến được chia thành:

  • Ngũ hành: Xuy, trượng, đồ, lưu, tử.
  • Ngoài ra, còn có: thích chữ, giáng chức, cách chức, xung vợ con làm nô tì, tịch thu tài sản, …
  • Các hình phạt trong thời phong kiến luôn hà khắc, dã man, tàn bạo, để lại các dấu tích trên cơ thể.

khác biệt giữa biện pháp tư pháp và hình phạt

Điểm khác biệt giữa các biện pháp tư pháp và hình phạt

Theo Điều 30 Bộ luật hình sự 2015 thì hình phạt là “ biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó.”

Mục đích của hình phạt: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.

Biện pháp tư pháp

Biện pháp tư pháp: là những biện pháp được quy định trong Bộ luật hình sự do các cơ quan tư pháp áp dụng đối với người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, có tác dụng hỗ trợ hoặc thay thế hình phạt  (quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự 2015).

Mục đích của biện pháp tư pháp: nhằm ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội hoặc gây nguy hiểm cho xã hội và giáo dục họ trở thành những công dân có ích cho xã hội

Sự khác biệt giữa biện pháp tư pháp và hình phạt

Tiêu chí phân biệt Hình phạt Biện pháp tư pháp
Bản chất pháp lý Hình phạt Biện pháp tư pháp
Thẩm quyền áp dụng Tòa án nhân dân Cơ quan tư pháp
Đối tượng bị áp dụng Người phạm tội Người phạm tội, người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là người phạm tội vì họ chưa có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm, người có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra theo quy định của pháp luật hình sự.
Hậu quả pháp lý Gây án tích Không gây án tích.
  Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước Biện pháp cưỡng chế về hình sự ít nghiêm khắc hơn so với hình phạt.
  Bao gồm: hình phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn,…) và hình phạt bổ sung (cấm cư trú, quản chế, tịch thu tài sản,…) Bao gồm: tịch thu tiền, vật trực tiếp liên quan đến tội phạm; bắt buộc chữa bệnh; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, buộc công khai xin lỗi.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật TGS về vấn  đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.8698 để được Luật sư tư vấn miễn phí.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */