Các dấu hiệu của tội phá thai trái phép được pháp luật quy định?
Nội dung bài viết
Phá thai trái phép là gì?
Phá thai trái phép được hiểu là hành vi hủy bỏ thai nhi của người khác (dưới bất cứ hình thức nào ở người phụ nữ) nhưng không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
Các dấu hiệu cơ bản của tội phá thai trái phép.
Về chủ thể của tội phạm
Mặc dù hành vi phá thai trái phép liên quan đến hành vi chữa bệnh và các quy định của Nhà nước về chữa bệnh nhưng chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt (chỉ những người thấy thuốc) mà chủ thể của tội phạm này còn có thể không phải là thầy thuốc như: thầy lang, thầy bói hoặc chỉ là người dân bình thường. Tuy nhiên, để là chủ thể của tội phạm này, phải đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự.
Hành vi phá thai trái phép chưa gây thiệt hai đến tính mạng hoặc chưa gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người khác thì người có hành vi phá thai trái phép phải là người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mặt khách thể của tội phạm
Tội phá thai trái phép tuy trực tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người nhưng không phải vì thế mà cho rằng tội phạm này xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người (người phụ nữ mang thai) chỉ là hậu quả của hành vi phá thai trái phép, cái mà tội phạm nhằm vào là trật tự quản lý của Nhà nước về việc phá thai.
Đối tượng tác động của tội phạm này không phải là thai nhi, cũng không phải là tính mạng, sức khỏe của người phụ nữ mang thai mà là các quy định của Nhà nước về phá thai.
>>> Click xem thêm: Công ty luật sư chuyên về hình sự
Về mặt khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan
Người phạm tội này chỉ thực hiện một hành vi khách quan duy nhất là hành vi phá thai trái phép. Tuy nhiên, để thực hiện việc phá thai người phạm tội có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: cho uống thuốc để thai nhi chết, dung các dụng cụ để lấy thai nhi ra ngoài dạ con của người phụ nữ…
Trái phép là không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu được phép phá thai nhưng do vi phạm các quy định về phá thai gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người mang thai thì không phải là hành vi phá thai trái phép, mà tùy trường hợp người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ ý tế khác quy định tại Điều 316 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Hậu quả
Hậu quả của hành vi phá thai trái phép là thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người phụ nữ có thai.
Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc. Là dấu hiệu bắt buộc nếu hành vi phá thai trái phép chưa bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích. Thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người phụ nữ có thai bị phá là làm cho người này tổn hại đến sức khỏe có tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên.
Vì vậy, trong trường hợp thiệt hại chỉ là sức khỏe thì nhất thiết phải trưng cầu giám định để xác định tỷ lệ thương tật của người có thai bị phá trái phép. Do đó, Không phải là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Các dấu hiệu khách quan khác
Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không còn quy định dấu hiệu khách quan nào khác là dấu hiệu bắt buộc, nhưng khi xác định hành vi phá thai có trái phép hay không, nhất thiết phải căn cứ vào các quy định của Nhà nước về việc phá thai. Các quy định này chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.
Về mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi phá thai trái phép là do vô ý, tức là người phạm tội tuy thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người này, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc không thấy hành vi phá thai trái phép của mình có thể gây ra hậu quả làm người phụ nữ có thai bị chết hoặc gây tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe cảu người này, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
Hình phạt
Về khung hình phạt của tội phá thai trái phép đã được quy định cụ thể tại Điều 316 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với các mức hình phạt và khung khoảng cụ thể như sau:
“1. Người nào thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
- a) Làm chết người;
- b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- c) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- d) Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
- a) Làm chết 02 người;
- b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- a) Làm chết 03 người trở lên;
- b) Gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên.”.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Vì vậy, Trên cơ sở viện dẫn các quy định nêu trên, người nào mà phạm tội thuộc trường hợp tại khoản 1 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tù từ 01 năm đến 03 năm. Tương tự như vậy, thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 thì mức hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, còn theo khoản 3 thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Ngoài ra còn bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung theo quy định tại khoản 4 của Điều luật này.
Nếu có gì thắc mắc hay chưa hiểu rõ về luật. Bạn hãy vui lòng liên hệ Tổng đài 1900.8698 để được các luật sư Tgs tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 Hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn/luat-su-hinh-su
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!