Thủ tục lập dự án đầu tư
Nội dung bài viết
Để thực hiện được dự án đầu tư, một trong những điều nhà đầu tư cần lưu ý đầu tiên là lập dự án đầu tư. TGS Law xin được cung cấp thêm cho các nhà đầu tư những thông tin về thủ tục lập dự án đầu tư.
1. Khái niệm dự án đầu tư
Việt Nam là một quốc gia đang nằm trong danh sách những quốc gia đang phát triển. Chính vì vậy việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước là điều hết sức cần thiết để có được nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước. Xu hướng hợp tác quốc tế lan rộng, tạo động lực mạnh mẽ cho các nhà đầu tư nước ngoài gia nhập thị trường Việt Nam thông qua các đầu tư kinh doanh sản xuất, phát triển dự án. Việt Nam đã đưa ra những cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện hội nhập của kinh tế thế giới và thể hiện thiện chí đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực tài chính, lao đông, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng. Hoạt động đầu tư mang tính chất lâu dài và chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc dự liệu những nhân tố ban đầu hay các biện pháp khắc phục có vai trò đặc biệt quan trọng, thể hiện qua việc lập dự án đầu tư.
Theo quan điểm của nhà kinh tế học hiện đại thì “Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp trên cơ sở các nguồn lực nhất định.” Khái niệm Dự án đầu tư dưới góc độ luật pháp được đề ra chi tiết hơn: “Dư án đầu tư là tập hợp các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn,
mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.” (Nghị định 52/1999/NĐ-CP về quy chế đầu tư xây dựng cơ bản)
Vậy Dự án đầu tư hiểu một cách đơn giản là những tài liệu trình bày một cách chi tiết quy trình, cách thức, hoạt động, chi phí… theo một kế hoạch định sẵn để đạt được kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.
2. Vai trò của dự án đầu tư
– Đối với chủ đầu tư: Dự án đầu tư là căn cứ cho quyết định có hay không thực hiện dự án đầu tư. Qua đó nhà đầu tư tìm ra cách thức vận hành, xây dựng kế hoạch đầu tư, theo dõi đôn đốc quá trình thực hiện dự án và giảm thiểu rủi ro. Nó đồng thời là cơ sở để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính hỗ trợ vay vốn và tìm kiếm
các đối tác liên kết lâu dài.
– Đối với nhà tài trợ: Dự án đầu tư là căn cứ để nhà tài trợ xem xét tính khả thi của dự án để quyết định có nên tài trợ vốn hay không, mức độ tài trợ để giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa.
– Đối với Nhà nước: Căn cứ vào nội dung dự án đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền quyết định cấp phép đầu tư và là căn cứ pháp lý để Tòa án xem xét, giải quyết khi có tranh chấp giữa các bên tham gia đầu tư trong quá trình thực hiện dự án.
3. Yêu cầu của một dự án đầu tư
– Tính khoa học: Những thông tin cung cấp mang tính xác thực, số liệu chính xác và có căn cứ đáng tin cậy.
– Tính pháp lý: Dự án cần có cơ sở pháp lý vững chắc, đòi hỏi nhà đầu tư cần nghiên cứu kỹ các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư. Ngoài ra dự án phải được xây dựng trên cơ sở quy định của pháp luật về trình tự, nội dung, hình thức của dự án.
– Tính khả thi: Việc lập dự án căn cứ vào những điều kiện thực tế về tổng quan môi trường, đánh giá mức độ triển khai. Tính thực tiễn thể hiện ở khả năng ứng dụng và triển khai trong thực tế là điều các nhà đầu tư cần quan tâm để từ đó có đề xuất dự án khả thi nhất.
– Tính hiệu quả: Xem xét đến kết quả có thể đạt được trong quá trình thực hiện dự án. Hiệu quả kinh tế đi liền với hiệu quả xã hội, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ này trong một dự án đầu tư.
– Tác động: Đánh giá tác động về sự ảnh hưởng của dự án tới môi trường, mức độ an toàn đối với các công trình lân cận; các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế xã hội; sự phù hợp với các yêu cầu về phòng chống cháy nổ, an ninh quốc phòng.
4. Trình tự đầu tư
Quá trình đầu tư thực hiện qua ba giai đoạn là:
– Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
– Giai đoạn thực hiện đầu tư
– Giai đoạn kết thúc, đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Trong đó giai đoạn chuẩn bị đầu tư có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó là tiền đề cho những công việc triển khai sau này của dự án. Các công việc cần giải quyết trong giai đoạn này bao gồm:
– Nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
– Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong và ngoài nước, xác định nguồn tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm kiếm nguyên liệu , vật tư, thiết bị với chi phí hợp lý.
– Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư
– Lựa chọn hình thức đầu tư
– Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng.
– Lập dự án đầu tư
– Gửi hồ sơ dự án đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định đầu tư.
Bước tiến hành lập dự án đầu tư đang được quan tâm nhất. Vậy thủ tục triển khai cần những gì?
5. Thủ tục lập dự án đầu tư
Bước 1: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
Theo Luật đầu tư công 2014 Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của dự án quan trọng quốc gia và dự án nhóm A làm cơ sở để cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư. Báo cáo nghiên cứu
tiền khả thi là báo cáo:
– Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
– Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
– Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiện nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).
– Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
– Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
– Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, thu lãi.
– Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế- xã hội của dự án.
– Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nếu có).
– Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 4, 6, 7 và 8 Điều này.
Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện nay, báo cáo tiền khả thi bao gồm những nội dung chủ yếu:
– Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
– Lựa chọn hình thức đầu tư.
– Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).
– Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).
– Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).
– Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).
– Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
– Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư).
– Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.
– Phân tích hiệu quả đầu tư.
– Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu. Dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư (tuỳ điều kiện cụ thể của dự án). Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).
– Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
– Xác định chủ đầu tư.
– Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án.
– Đối với các dự án mua sắm thiết bị, máy móc không cần lắp đặt, nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ thực hiện theo các khoản 1, 2, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và 14.
Bước 2: Lập hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư
– Đối với các dự án đầu tư sửa chữa nhưng không làm thay đổi quy mô, tính chất công trình hoặc dự án đầu tư để mua thiết bị:
+ Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.
+ Dự án đầu tư với nội dung nêu trên
– Đối với các dự án có đầu tư xây dựng mới:
+ Tờ trình xin xét duyệt dự án do chủ đầu tư trình cơ quan cấp quyết định đầu tư.
+ Dự án đầu tư với nội dung nêu trên
+ Ý kiến bằng văn bản của Kiến trúc sư trưởng Thành phố về quy hoạch và kiến trúc.
– Đối với các dự án đầu tư trình duyệt lại do điều chỉnh dự ánh đầu tư đã được duyệt:
+ Tờ trình xin xét duyệt lại dự án do chủ đầu tư trình cấp quyết định đầu tư.
+ Bản thuyết minh giải trình lý do phải xin điều chỉnh
* Số lượng hồ sơ:
– Các dự án nhóm C: 03 bộ
– Các dự án nhóm B : 05 bộ
– Các dự án nhóm A : 07 bộ
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!