Ý kiến của Luật sư về việc Công ty Mobile Caro: Bán app ‘ảo’ thu tiền thật?
Ngoài các vi phạm liên quan đến Luật Lao động hiện hành, Mobile Caro còn có những dấu hiệu huy động vốn, chiếm dụng tiền của hàng trăm người. Như vậy bắt đầu lộ ra những dấu hiệu của việc chiếm đoạt tài sản, vi phạm quy định của Luật hình sự hiện hành.
Xin luật sư cho biết, các hoạt động của công ty Mobile Caro có những biểu hiện gì của việc vi phạm pháp luật không? Căn cứ nào?
Công ty cổ phần Mobile Caro được biết đến với mục đích thành lập là đưa ra thị trường các ứng dụng công nghệ bằng điện thoại thông minh giúp cho giao thông đi lại thuận tiện hơn, tránh tắc đường và giúp cho người dân có thêm thu nhập từ việc tải ứng dụng qua hệ thống. Đằng sau mục đích nhân đạo, cao cả đó thì công ty này còn có các chiêu trò để dụ dỗ khách hàng, học viên đóng tiền đặt cọc để giữ chỗ quản lý với mức thấp nhất là 100.000.000 đồng thông qua các hoạt động mời khách hàng tham gia vào các buổi hội thảo chia sẻ kiến thức sống, trở thành quản lý của công ty và được chia sẻ lợi nhuận.
Những hoạt động đó của công ty Mobile Caro đã vi phạm pháp luật lao động về việc cấm những hành vi mà người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Cụ thể là vi phạm khoản 2 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012: “2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động”. Theo đó, Công ty Mobile Caro đã yêu cầu những học viên của mình phải đóng tiền cọc để giữ chỗ làm quản lý, tức là yêu cầu học viên thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền để thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động sau này với chức vụ là quản lý đã vi phạm pháp luật lao động.
Mặt khác, công ty Mobile Caro còn dùng các thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin của mọi người để nhằm chiếm đoạt 100.000.000 đồng mà học viên đã đặt cọc trước đó. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Với những yếu tố như luật sư đã nói ở trên, công ty Mobile Caro sẽ bị xử lý như thế nào trước pháp luật, và người dân phải làm thế nào để đòi lại những quyền lợi của mình?
Công ty Mobile Caro sẽ bị xử lý như thế nào trước pháp luật?
Theo quy định tại điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 95/2013, được sửa đổi bổ sung bởi nghị định 88 năm 2015, đối với hành vi yêu cầu các học viên đóng tiền đặt cọc để giữ chỗ quản lý với mức thấp nhất là 100.000.000 đồng thì công ty Moblie Caro sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại số tiền đã giữ của các học viên cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của học viên tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt hành vi vi phạm. Tức là ngoài số tiền mà người sử dụng lao động yêu cầu đặt chỗ thì họ buộc phải hoàn trả số tiền đó cho toàn bộ các học viên đã nộp tiền cho Công ty.
Đối với hành vi dùng các thủ đoạn lừa đảo, lợi dụng lòng tin của các học viên, khách hàng để thu lợi bất chính, chiếm đoạt tài sản của người lao động với số tiền lên tới 100.000.000 đồng có thể bị xử lý hình sự về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể như sau: “1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ”.
Do pháp nhân không phải là đối tượng chịu trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 và Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 nên người đứng đầu của công ty Mobile Caro và các cá nhân liên quan sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội trên và chịu mức hình phạt là bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người dân phải làm thế nào để đòi lại những quyền lợi của mình?
Trước hết, người dân cần phải tự chủ động bảo vệ mình bằng cách thỏa thuận, yêu cầu công ty Mobile Caro trả lại cho mình số tiền là 100.000.000 đồng. Nếu công ty Mobile Caro vẫn kiên quyết không trả số tiền đó và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau thì người dân phải kịp thời trình báo sự việc đến cơ quan Công an và các cơ quan có thẩm quyền khác, để các cơ quan này kịp thời có các biện pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ theo đúng pháp luật.
Tuy nhiên, để được các cơ quan có thẩm quyền thụ lý xem xét, bạn cần phải cung cấp đầy đủ các chứng cứ chứng minh cho thiệt hại, khoản tiền mà bạn bị chiếm đoạt. Mọi người có thể tự mình chủ động tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ thông qua các giấy tờ như giấy giao nhận tiền, biên lai thu tiền, hợp đồng lao động (nếu có), các đoạn ghi âm, video có khả năng chứng minh có dấu hiệu phạm tội. Việc thu thập chứng cứ này cần phải có sự cẩn thận, am hiểu pháp luật và kỹ năng thu thập chứng cứ thì mới có thể thu thập một cách đầy đủ và được công nhận tính pháp lý của chứng cứ.
Tôi cho rằng, bạn nên cần có một Luật sư để tư vấn hoặc đại diện cho bạn để bạn có thể bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.
Ý kiến của Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) đã được đăng tải trên: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/y-kien-cua-luat-su-ve-viec-cong-ty-mobile-caro-nop-tien-that-mua-vi-tri-ao-10303
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!