Tranh chấp hợp đồng thương mại giữa Ba Huân và VinaCapital

Bài học từ vụ tranh chấp hợp đồng thương mại nghìn tỷ giữa Trứng Ba Huân và VinaCapital

Ngày 26/02/2018, Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF) thuộc VinaCapital quản lý đã đầu tư 32,5 triệu USD để mua lại một số cổ phần của công ty sản xuất trứng và thịt gia cầm hàng đầu Việt Nam – Ba Huân. Toàn bộ vốn đầu tư sẽ được Ba Huân sử dụng để tái cơ cấu doanh nghiệp và tăng công suất cho các mảng hoạt động sản xuất kinh doanh cốt lõi của công ty.

Bài học từ vụ tranh chấp hợp đồng thương mại nghìn tỷ giữa Trứng Ba Huân và VinaCapital

Trong suốt giao dịch này đã xảy ra một số mâu thuẫn trong hợp đồng thương mại, cụ thể:

1. Mâu thuẫn phát sinh từ hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh

Chưa đầy nửa năm, Công ty Ba Huân đã muốn chấm dứt hợp tác với Quỹ đầu tư VinaCapital vì cho rằng một số thỏa thuận hợp tác ban đầu bằng ngôn ngữ tiếng Anh có nhiều điểm không đúng hoặc không có như trao đổi ban đầu của hai bên. Mặc dù thỏa thuận hợp tác quy định sử dụng hai ngôn ngữ Anh – Việt nhưng hai bên mới chỉ ký bản tiếng Anh.

Tuy nhiên sau khi đối chiếu các văn bản thỏa thuận bằng tiếng Việt, Công ty Ba Huân nhận thấy thỏa thuận trong hợp đồng thương mại hợp tác đang có nội dung không đúng như trao đổi ban đầu của hai bên. Cụ thể, trong bản tiếng Anh, VinaCapital tự động đưa tỉ suất hoàn vốn đầu tư (IRR) của mình quá cao là 22%/năm, gần gấp ba lần lãi suất vay vốn ngân hàng.

Trong khi đó, VinaCapital hạn chế ngành nghề kinh doanh của Ba Huân chỉ gồm sản xuất, kinh doanh gà thịt và trứng gà, loại bỏ toàn bộ các ngành nghề kinh doanh khác. Phía Ba Huân cho biết, yêu cầu này không phù hợp với một doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, vì mục tiêu hỗ trợ cộng đồng, không đặt mục tiêu lợi nhuận trên hàng đầu.

Hơn thế, VinaCapital còn yêu cầu nếu Ba Huân không đạt kết quả kinh doanh như quy định sẽ bị phạt, hoặc buộc trả lại vốn đầu tư cộng dồn với lãi suất 22%/năm, hoặc phải chuyển giao cho VinaCapital số cổ phần tối thiểu 51% tổng số cổ phần của công ty.

Ngoài ra, trong quá trình đàm phán sửa đổi điều lệ công ty, mặc dù chỉ với tư cách là một cổ đông phổ thông nhưng quỹ VinaCapital luôn yêu cầu đưa vào điều lệ quyền phủ quyết của VinaCapital đối với tất cả nghị quyết của hội đồng quản trị và đại hội cổ đông. Ba Huân cho rằng đây là yêu cầu vô lý, vi phạm nghiêm trọng quyền lợi của các cổ đông thiểu số và pháp luật Việt Nam.

Với mong muốn bảo vệ một thương hiệu Việt, Công ty Ba Huân đã đề nghị chấm dứt hợp tác đầu tư. Nhưng theo Ba Huân, phía VinaCapital lại đang có các hành động gây trì hoãn, gây khó khăn. Chính vì thế, công ty Cổ phần Ba Huân đã có Công văn gửi Văn phòng Chính phủ hỗ trợ trong việc chấm dứt hợp đồng thương mại hợp tác với Quỹ đầu tư VinaCapital.

2. Sai lầm từ việc kí kết hợp đồng thương mại bằng tiếng Anh

Nhận định về vụ việc này, ông Nguyễn Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS cho biết:

Kể từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, làn sóng vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam dưới dạng đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp, góp phần quan trọng giúp kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và cộng đồng doanh nghiệp lớn mạnh. Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã thành công vươn ra tầm quốc tế vì không chỉ nhận được vốn đầu tư khổng lồ mà còn là những bài học kinh nghiệm về quản lý, chiến lược phát triển, đầu tư.

Tuy nhiên , có một điểm hạn chế rất lớn mà nhiều doanh nghiệp nội địa hiện nay đang mắc phải, đó là trong khi các quỹ đầu tư họ luôn có đội ngũ luật sư tham gia ngay từ đầu để ràng buộc các yêu cầu và đưa cam kết của chủ doanh nghiệp vào hợp đồng, thì trái lại rất nhiều chủ doanh nghiệp trong nước lại dùng những cam kết miệng làm công cụ để tăng tính khả thi cho những kế hoạch mà bản thân họ cũng không chắc chắn có thực hiện được hay không. Họ cũng không có thói quen thuê luật sư chuyên ngành thực hiện soạn thảo rà soát hợp đồng. Khi xảy ra tranh chấp, tất nhiên tòa án sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký với nhau để xử chứ không căn cứ vào cảm xúc tình cảm hay chỉ đạo của ai .”

Luật sư Tuấn cũng cho biết thêm: “Việc Ba Huân cầu cứu lên Thủ tướng trong vụ này là không đúng, trên góc độ pháp lý. Những tranh chấp kinh doanh thương mại, giữa hai doanh nghiệp hoặc tự thoả thuận giải quyết tại tòa án hoặc trọng tài thương mại. Bởi trong những hợp đồng được giao kết, tại mục Điều khoản pháp lý luôn chỉ ra nếu phát sinh tranh chấp sẽ do cơ quan nào giải quyết. Đó là sự thỏa thuận tự nguyện đến từ hai bên giao kết.

Nếu Thủ tướng can thiệp, sẽ là trường hợp vi phạm pháp luật rõ ràng đến từ phía cơ quan Nhà nước hoặc các vấn đề về chính sách nhằm bảo vệ môi trường đầu tư kinh doanh. Mặt khác, giả sử Thủ tướng có can thiệp vào vụ việc, như đơn kiến nghị vừa qua, sẽ tạo ra một thông lệ không tốt khi sự độc lập xét xử của toà án bị ảnh hưởng. Tiền lệ xấu về sự bình đẳng của công dân trước luật pháp cũng được hình thành. Như vậy, môi trường kinh doanh về cơ bản mất đi tính công bằng.”

3. Bài học cho doanh nghiệp Việt Nam khi kí kết những hợp đồng thương mại với đối tác nước ngoài

Bên cạnh những vấn đề pháp lý và nghiệp vụ thì ngôn ngữ tiếng Anh – vốn được sử dụng phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế là một rào cản đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Trong quá trình đàm phán, các bên thường cố gắng giành quyền soạn thảo các điều khoản hợp đồng cho mình. Bên soạn thảo, bằng sự linh hoạt và am hiểu về ngôn ngữ, thường có những cách ghi chú bảo vệ quyền lợi của mình. Bên còn lại, khi nhận bản thảo hợp đồng, cũng cần phải đọc kỹ lại các điều khoản và phát hiện những điểm có thể gây bất lợi về phía mình. Vậy trong cả hai trường hợp, hai bên đều cần đến kiến thức nghiệp vụ, sự am tường về pháp lý lẫn kỹ năng ngôn ngữ để tối ưu hóa quyền lợi của mình theo hợp đồng, tránh trường hợp bị chèn ép bởi những điều khoản bất lợi.

Từ thương vụ của Ba Huân với VinaCapital, thiết nghĩ các doanh nghiệp trong nước khi làm ăn, ký kết nhận vốn từ các quỹ đầu tư nước ngoài cần phải hết sức lưu ý những điều sau đây:

– Thứ nhất: cần phải thuê các tổ chức tư vấn và xây dựng một đội ngũ pháp lí có chất lượng, hiểu rõ luật pháp quốc tế và có kinh nghiệm soạn thảo, hiểu rõ các điều khoản của hợp đồng và có khả năng đàm phán các hợp đồng bằng tiếng Anh tuân theo không chỉ các quy định của pháp luật Việt Nam mà còn quốc tế.

Vì trong nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi thứ đều phân xử trên hợp đồng và tòa án mới là cơ quan chính thức xử lý, nên như trường hợp của Ba Huân kêu lên Thủ tướng dù có tính chất đánh động, nhưng khó có thể được chấp nhận.

– Thứ hai: ban lãnh đạo doanh nghiệp cần luôn tỉnh táo và nghiêm túc xem xét những cảnh báo từ các chuyên gia tư vấn. Nếu các quỹ đầu tư yêu cầu một tỷ suất sinh lời quá cao bất khả thi, tốt nhất là đàm phán lại về mức phù hợp hoặc từ chối nếu cần thiết.

Vì nếu không đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận theo cam kết, những điều khoản đi sau sẽ được kích hoạt như phải trả lãi vốn với lãi suất cao hơn vay ngân hàng rất nhiều lần, hoặc phải bán mình, cho người của quỹ vào thay thế quản lý điều hành, rốt cuộc ban lãnh đạo sẽ mất hẳn quyền tự quyết hoặc thậm chí bị “đá văng” ra không chút thương xót.

– Thứ ba: trước khi nhận vốn, cần tìm hiểu kỹ về quỹ đầu tư, các thương vụ đầu tư trước đây của họ. Bởi về cơ bản các quỹ đầu tư có vai trò rất quan trọng trong thị trường vốn, không chỉ rót vốn mà còn giúp các doanh nghiệp cơ cấu tài chính, mở rộng mối quan hệ và có chiến lược phát triển tập trung hơn.

Nhưng đi cùng với dòng vốn khổng lồ sẽ là những điều khoản ngặt nghèo trong các quy định ký kết của các “cáo già tài chính”, mà nếu các doanh nghiệp nhận vốn không đủ tỉnh táo sẽ phải nhận lấy trái đắng không hề mong muốn.

Ngoài ra, vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro, các quỹ đầu tư có thể khôn khéo cài các điều khoản vào hợp đồng để có lợi nhất cho mình. Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa nếu chỉ đơn thuần sử dụng bộ phận pháp chế nội bộ để xem xét các điều khoản hợp đồng, đặc biệt là những hợp đồng tiếng Anh với các câu chữ cài cắm, hoặc thuê tư vấn thiếu năng lực thì rất dễ rơi vào tròng mà các quỹ đầu tư đã giăng ra sẵn như trường hợp của Ba Huân.

– Thứ tư: Điều 20 Bộ Luật TTDS 2015 đã quy định “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt”. Như vậy, tốt nhất để cả hai bên dễ dàng ký hợp đồng và phòng trường hợp khó khăn trong giải quyết các thủ tục sau này doanh nghiệp nên lập hợp đồng song ngữ Anh – Việt nhằm tránh bản dịch không đồng nhất với bản gốc, tốt nhất là tại thời điểm soạn nên soạn song ngữ.

Bản hợp đồng song ngữ này hoàn toàn có thể thực hiện bởi chính công ty, có đóng dấu sao y và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Ngoài ra có thể thuê các văn phòng dịch thuật có uy tín để dịch hợp đồng cho đảm bảo chính xác nhất.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.8698 để được Luật sư chuyên trách hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!