Bỏ tiền ra để được tâm thần

Bỏ tiền ra để được…tâm thần – Góc nhìn của Luật sự

1. Không nằm viện vẫn có giấy ra viện khống là bệnh nhân tâm thần

Một trong những địa chỉ “xuất bản” hàng trăm hồ sơ bệnh án, giấy ra viện khống là BVTT Thái Nguyên. Nguyễn Ngọc Chi – một người từng điều trị tại BVTT Thái Nguyên đã dựa vào các mối quan hệ từng có để giới thiệu mua giấy tờ khống tại Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên. Chi phí cho một bộ hồ sơ khống là 3 triệu đồng.

Trong số những người đến nhờ ông Chi có cả cán bộ xã. Đơn cử như ông Vũ Đức Hải là CA viên xã đã dẫn người đến gặp ông Chi để nhờ làm hồ sơ giả và tận mắt chứng kiến những người nhờ làm đưa tiền cho ông Chi.

Giải thích về việc chữ ký của mình xuất hiện trong những giấy tờ khống, ông Đặng Ngọc Viện – Phó GĐ BV – cho rằng: “Nhiều hồ sơ quá tôi không thể nhớ hết, cấp dưới cứ đưa lên là tôi ký”. Ông Viện tỏ ra ngạc nhiên trước thông tin các giấy tờ khống xuất phát từ BV có chữ ký của ông được mua bán bằng tiền.

Theo lời của ông phó GĐ thì thật khó để giải thích tại sao gần trăm hồ sơ khống đóng dấu của BV Tâm thần Thái Nguyên lại dễ dàng tuồn ra ngoài như vậy.

Bỏ tiền ra để được...tâm thần - Góc nhìn của Luật sự

2. Kết quả điều tra của cơ quan điều tra

Qua điều tra 101 hồ sơ gồm giấy ra viện, bản sao bệnh án, giấy chứng nhận bệnh tật, sổ điều trị ngoại trú do BV Tâm thần Thái Nguyên cấp, CQĐT đã xác định 96 người có hồ sơ nhưng không điều trị tại BV ngày nào.

Nhiều người đã thừa nhận họ phải mua những giấy tờ trên với giá từ 1 – 5 triệu đồng.

Chưa hết, thời gian mua bán những hồ sơ này được ghi nhận trong năm 2010 nhưng đã được “một số tay trong” lùi thời gian ghi sổ là năm 2004 hoặc 2005 để giúp người mua làm được thủ tục hưởng chế độ.

3. Góc nhìn của Luật sự về vụ việc trên

Theo Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, cụ thể:

“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm;

đ) Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

⇒ Có thể thấy, việc làm giả giấy tờ để người khỏe mạnh được hưởng chế độ dành cho bệnh nhân tâm thần là hành vi trái pháp luật. Cụ thể:

– Đối với người tự làm giả hồ sơ hoặc thuê người khác làm giả hồ sơ để được hưởng chế độ là hành vi vi phạm vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức theo khoản 1, Điều 267 của Bộ luật hình sự hiện hành.

–  Đối với các đối tượng làm giả hồ sơ cho người khác để thu lợi bất chính đã vi phạm vào khoản 2, Điều 267 Bộ luật hình sự.

– Chưa kể đến, nếu ông Chi đã nhận tiền mà không thực hiện được công việc mình đã cam kết thì còn có thể bị truy tố với tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 BLHS

– Đối với những người đã có hành vi nhờ người khác làm giả giấy tờ để được hưởng ưu đãi khi bị phát hiện sẽ buộc hoàn trả số tiền ưu đãi đã được hưởng, bổi thường thiệt hại, bị phạt tiền. Trường hợp hành vi vi phạm có liên quan chưa tới mức xử lý hình sự, người vi phạm vẫn bị xử lý vi phạm hành chính, kỷ luật áp dụng đối với cán bộ công chức vi phạm.

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.8698 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết và nhanh nhất

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */