Cần đảm bảo quyền được xem biên bản phiên tòa của Luật sư

Theo qui định tại Bộ luật tố tụng dân sự cụ thể là Điều 236 quy định: “…kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa…”. Như vậy, những người tham gia tố tụng (nguyên đơn, bị đơn, luật sư…) có quyền xem biên bản phiên tòa ngay sau khi phiên tòa kết thúc. Họ cũng có quyền yêu cầu thay đổi, bổ sung vào biên bản. Thế nhưng, hầu hết các phiên tòa hiện nay, trong phần giải thích quyền và nghĩa vụ của đương sự, chủ tọa thường chỉ nói chung chung mà không giải tích rõ về quyền được xem biên bản phiên tòa.

Trên thực tế , biên bản phiên tòa là một tài liệu tố tụng vô cùng quan trọng, do thư ký phiên tòa lập, ghi chép lại diễn biến của phiên tòa từ đầu tới cuối, đặc biệt là “ghi các câu hỏi, trả lời và phát biểu tại tòa” . Đã có nhiều bản án bị huỷ, sửa … vì lý do trong phần nội dung đã không thể hiện đúng bản chất, diễn biến của phiên tòa. Trong khi đó, luật qui định việc phán quyết của Hội đồng xét xử phải căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, vào các chứng cứ do các bên đưa ra.

Như vậy , việc thực hiện Điều 236 của BLTTDS 2015 trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập.

quyen-duoc-xem-bien-ban-phien-toa-cua-luat-su
Quyền xem biên bản phiên tòa của Luật sư cần được đảm bảo? (Ảnh minh họa)

1.Những bất cập tồn tại

Luật quy định (tại Bộ luật tố tụng dân sự) là: “ Sau khi kết thúc phiên toà, chủ toạ phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùng với Thư ký Toà án ký vào biên bản đó. Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên toà ngay sau khi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên toà và ký xác nhận” – có nghĩa là luật sư và các đương sự (nguyên đơn, bị đơn…) có quyền xem biên bản phiên tòa và thậm chí còn có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa. Tuy nhiên trên thực tế , hầu như không có vụ án nào mà luật sư, đương sự được tòa cho xem Biên bản phiên tòa. Mà thường là chỉ có thể đọc và biết Biên bản phiên tòa sơ thẩm ở giai đoạn xét xử phúc thẩm (tức là xem “nguội” sau vài tháng). Qui định “sau khi kết thúc phiên tòa” phải có Biên bản không rõ là trong thời gian bao lâu .

Về nguyên tắc, thư ký phải ghi đầy đủ, trung thực và khách quan mọi diễn biến, tình tiết trong phiên tòa. Tức là không “nặng” bên này, “nhẹ” bên kia. Thế những, thông thường , không ai biết thư ký ghi chép như thế nào, có đầy đủ hay không. Thêm nữa  , trước khi chính thức ban hành phải được thẩm phán chủ tọa phiên tọa đọc, “duyệt”, yêu cầu chỉnh sửa, vì thế, nếu thẩm phán tiêu cực, xét xử thiếu khách quan thì nhiều khi đọc biên bản, đương sự và luật sư có thể rất bức xúc vì những điều mình trình bày thì không được ghi nhận, thậm chí những điều mình không nói thì lại có trong biên bản, hay những điều có lợi cho bên kia thì rất nhiều .

Có những Luật sư sau khi kết thúc phiên xét xử đề nghị được xem biên bản phiên tòa, tuy nhiên, thư kí lại viện lí do biên bản được ghi không đầy đủ và hẹn luật sư muốn xem phải đợi qua ngày khác. Nhưng đến ngày hẹn, luật sư lên và đề nghị được xem biên bản phiên tòa một lần nữa thì tòa lại “ vịn ” vào điều 236 BLTTDS cho rằng “ chỉ được xem ngay sau khi kết thúc phiên tòa ”. Luật sư đành yêu cầu xem camera ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa thì lại bị từ chối vì lí do đó là quản lí nội bộ (!?) .

Vậy làm thế nào để đảm bảo quyền được xem biên bản phiên tòa cho những người tham gia tố tụng cũng như là cho Luật sư ?

2.Quy định của pháp luật

– Khoản 4 Điều 236 BLTTDS 2015 quy định “Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng có quyền được xem biên bản phiên tòa ngay sau khi kết thúc phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa và ký xác nhận ” .

– Điều 258 BLTTHS 2015 quy định :

Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa, Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự hoặc đại diện của những người đó được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận; nếu chủ tọa phiên tòa không chấp nhận yêu cầu thì phải nêu rõ lý do và ghi vào biên bản phiên tòa.

Điều 87 BLTTHS 2015 quy định “ Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ”

Điều 88 BLTTHS 2015 quy định “ Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa

3.Hướng giải quyết cho luật sư để thực hiện quyền được xem biên bản phiên tòa

  • Từ những quy định của pháp luật liên quan, có thể thấy “Biên bản phiên tòa“ cũng là một nguồn chứng cứ vô cùng quan trọng mà Luật sư có quyền được đề nghị HĐXX cung cấp. Hơn nữa, K4Đ236 BLTTDS cũng đã quy định Luật sư hay những người tham gia tố tụng khác có quyền được xem biên bản phiên tòa sau khi kết thúc phiên tòa. Như vậy đây là quyền của luật sư mà pháp luật cho phép.
  • K4Đ258 BLTTHS 2015 cũng quy định “Sau khi chủ tọa phiên tòa và Thư ký Tòa án ký vào biên bản phiên tòa…người bào chữa…. được xem biên bản phiên tòa. Nếu có người yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa thì Thư ký Tòa án phải ghi sửa đổi, bổ sung đó vào biên bản phiên tòa. Không được tẩy xóa, sửa chữa trực tiếp mà phải ghi sửa đổi, bổ sung tiếp vào cuối biên bản phiên tòa và cùng chủ tọa phiên tòa ký xác nhận ” .
  • Trường hợp tòa án sơ thẩm gây khó dễ không tạo điều kiện để Luật sư xem biên bản phiên tòa thì Theo K2Đ88 BLTTHS Luật sư hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa cũng cấp dữ liệu điện tử liên quan (ở đây có thể là bản ghi âm, ghi hình diễn biến phiên tòa luật sư sẽ dùng cho phiên tòa phúc thẩm) để làm chứng cứ cho việc bào chữa của mình ở phiên tòa phúc thẩm.

Như vậy để đảm bảo quyền được xem biên bản phiên tòa của mình thì khi chủ tọa phiên tòa phổ biến quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong phiên tòa xét xử, Luật sư cần yêu cầu HĐXX giải thích rõ về quyền được xem biên bản phiên tòa tại Đ236. Đồng thời, nếu tòa án vẫn gây khó dễ không cho luật sư được xem biên bản phiên tòa thì luật sư cần yêu cầu tòa án cho xem bản ghi âm, ghi hình với lí do làm chứng cứ cho phiên tòa phúc thẩm theo Đ88 BLTTHS 2015.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!