Cạnh tranh không lành mạnh: khái niệm, hành vi và chế tài xử lý
Nội dung bài viết
Trong hoạt động kinh doanh thương mại thì việc cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh với nhau, đặc biệt là thời kì hội nhập như hiện nay sự canh tranh sản phẩm, dịch vụ cùng loại trong nước rồi với sản phẩm, dịch vụ nước ngoài. Tuy nhiên cũng đã có không ít hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây tác động tiêu cực, tổn hại đến quyền và lợi ích của các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Vậy cạnh tranh không lành mạnh được hiểu như thế nào và xử lý hành vi này như thế nào ?
Cạnh tranh không lành mạnh là gì ?
Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 thì cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cá nhân, tổ chức làm trái với nguyên tắc, chuẩn mực thông thường về đạo đức, tập quán thương mại trong kinh doanh, gây tổn hại hoặc có thể gấy tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác.
Ví dụ cạnh tranh không lành mạnh: Sản phẩm là gạo A là của một thương hiệu nổi tiếng A được người tiêu dùng biết đến rộng rãi và gạo B là của thương hiệu B không nổi tiếng, không được biết đến rộng rãi.
Tuy nhiên thương hiệu B đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa 2 sản phẩm này, cụ thể gạo A có cấu tạo, cách phát âm, trình bày, bố cục và màu sắc đều tương tự với gạo A. Việc quan sát bao bì, bề ngoài sản phẩm rất khó để người tiêu dùng phát hiện ra đây là 2 sản phẩm của 2 thương hiệu khác nhau và làm người tiêu dùng lầm tưởng 2 thương hiệu gạo A và gạo B đều cùng 1 thương hiệu.
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm trong kinh doanh
Tại Điều 45 Luật cạnh tranh Việt Nam 2018 có quy định các hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh bị cấm gồm:
– Hành vi xâm phạm thông tin bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật đó
– Sử dụng hành vi đe dọa, cưỡng ép để ép buộc khách hàng hoặc đối tác kinh doanh của các doanh nghiệp khác không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó
– Trực tiếp hoặc gián tiếp đưa các thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín, tình hình tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
– Trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác.
– Lôi kép khách hàng của doanh nghiệp khác bằng các hình thức bất chính
– Phá giá đối với hàng hóa, dịch vụ bằng cách bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ.
– Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm được quy định tại luật khác.
Thủ tục xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Bước 1: Thụ lý hồ sơ khiếu nại
Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh không có đủ các tài liệu nói trên, Cục Quản lý cạnh tranh thông báo cho bên khiếu nại bổ sung trong thời hạn không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, Cục Quản lý cạnh tranh có thể gia hạn 1 lần không quá 15 ngày theo đề nghị của bên khiếu nại.
Hồ sơ khiếu nại bị trả lại trong các trường hợp:
– Hết thời hiệu khiếu nại;
– Vụ việc không thuộc thẩm quyền điều tra của Cục Quản lý cạnh tranh;
– Bên khiếu nại không sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu đúng thời hạn.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bên khiếu nại phải nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Cục Quản lý cạnh tranh chỉ thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh sau khi nhận đươc biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh, trừ trường hợp bên khiếu nại được miễn nộp tiền tạm ứng chi phí xử lý vụ việc cạnh tranh.
Bước 2: Điều tra vụ việc
– Điều tra sơ bộ: Việc điều tra sơ bộ vụ việc cạnh tranh được tiến hành theo quyết định của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh.
+ Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ.
+ Căn cứ vào kết quả điều tra sơ bộ và kiến nghị của điều tra viên, Cục trưởng sẽ ra quyết định đình chỉ điều tra nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy không có hành vi vi phạm.
– Điều tra chính thức:
+ Cục trưởng ra quyết định điều tra chính thức nếu có kiến nghị của điều tra viên và kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu vi phạm.
+ Thời hạn điều tra chính thức là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định (có thể gia hạn thời hạn điều tra trường hợp cần thiết nhưng phải được Cục trưởng gia hạn và không quá 60 ngày)
Bước 3: Xử lý, xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Trong thời hạn không quá 90 ngày, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh. Các hình thức xử lý vi phạm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền.
– Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm, bao gồm cả khoản lợi nhuận thu được từ việc vi phạm.
– Một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng:
+ Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
+ Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua;
+ Buộc cải chính công khai;
+ Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh;
+ Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng;
+ Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
+ Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở;
+ Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng;
+ Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng;
+ Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!