Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Cơ sở pháp lý: Điều 176 BLHS 2015

Tội chiếm giữ trái phép tài sản là tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu được quy định trong chương XVI các tội xâm phạm sở hữu quy định trong Bộ luật hình sự 2015. Theo quy định tại Điều 176 BLHS thì cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”.

Các dấu hiệu cấu thành tội phạm:

Thứ nhất, về chủ thể:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 BLHS quy định, chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này. Là những chủ thể thường, đạt độ tuổi theo luật định và có nhận thức, khả năng điều khiển hành vi của mình bình thường đều có thể trở thành chủ thể của tội phạm.

 

Thứ hai, về khách thể:

Tội chiếm giữ trái phép sản có tính chất chiếm đoạt tài sản của người khác, tội này chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu chứ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. Trong cấu thành tội phạm của tội chiếm giữ trái phép tài sản không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là tình tiết định khung hình phạt.

Đây là một điểm khác biệt để phân biệt các tội khác như tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản…

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

Cấu thành tội chiếm giữ trái phép tài sản

>>> Xem thêm: Văn phòng luật sư tại Hà Nội

Thứ ba, mặt khách quan của tội phạm:

Về hành vi: có hành vi cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm. Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa mà người phạm tội chiếm hữu, có được có thể là do bị người khác giao nhầm hoặc do chính người phạm tội tìm được, bắt được (ví dụ như đi đường nhặt được số tiền là 17 triệu,…)

Giá trị tài sản: Số tài sản chiếm đoạt được phải từ 10 triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đối với những cổ vật hoặc vật có giá trị văn hoá luật không quy định giá trị để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị tinh thần hết sức quý giá không thể định giá cụ thể như những loại tài sản thông thường khác. Để xác định được là cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hóa thì phải có kết luận giám định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã công nhận đó là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa.

Thứ tư, mặt chủ quan:

Người phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản thực hiện hành vi phạm tội của mình một cách cố ý.

Mục đích phạm tội : mong muốn giữ bằng được tài sản do bị giao nhầm, tìm được hoặc bắt được. Đây là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm của tội này.

Người phạm tội thấy trước hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là trái pháp luật, thấy trước việc không trả lại tài sản làm chủ tài sản bị mất quyền sở hữu tài sản, người phạm tội mong muốn chiếm đoạt tài sản nên sau khi nhận được yêu cầu hoàn trả đã có ý không hoàn trả.

Về hình phạt

Theo khoản 1 Điều 176 BLHS, thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo khoản 2 Điều 176 BLHS, nếu người phạm tội chiếm giữ tài sản tới 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vậy quốc gia thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900.8698 để được Luật Sư tgs tư vấn miễn phí.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!