luật sư nguyễn đức hùng trả lời phỏng vấn về gói hàng ma

Có bắt buộc giám định độ tuổi khi không có giấy khai sinh?

Phản ánh đến Báo Pháp luật Việt Nam, ông Trần Bá Sơn cho biết, ngày 30/6/2019, ông bị 3 đối tượng là Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Hoàng Hải và Phạm Quang Tuấn đến nhà và đánh vào mặt, vào đầu khiến ông Sơn bất tỉnh tại chỗ. Gia đình ông phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Xanh Pôn. Theo kết quả giám định, ông Sơn bị tổn hại 01% sức khỏe.

Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết đơn tố giác của ông Trần Bá Sơn, Cơ quan CSĐT – Công an quận Đống Đa lại có quyết định yêu cầu ông Sơn đi giám định độ tuổi để làm căn cứ giải quyết vụ việc trên vì ông Sơn không cung cấp được giấy khai sinh.

Thế nhưng, ông Trần Bá Sơn cho rằng, hồ sơ ông cung cấp đầy đủ giấy chứng minh nhân dân, lý lịch đảng, thẻ đảng viên, sổ hộ khẩu, bằng đại học đã xác định ông sinh ngày 22/6/1949 nên ông không cần đi giám định độ tuổi.

Chúng tôi đã mời Thạc sỹ Luật học, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS – thuộc Đoàn luật sư thành phố Hà Nội để hiểu rõ thêm những vấn đề pháp lý mấu chốt xoay quanh vụ việc này:

Vậy thưa Luật sư, việc Cơ quan CSĐT – Công an quận Đống Đa bỏ qua hồ sơ Đảng viên, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, lý lịch cá nhân của ông Trần Bá Sơn để ban hành Quyết định đề nghị ông Trần Bá Sơn đi trưng cầu giám định độ tuổi làm căn cứ giải quyết vụ án như vậy có đúng quy định không? Cụ thể, vấn đề này được quy định tại điều luật nào?

luật sư nguyễn đức hùng trả lời phỏng vấn về gói hàng ma

Luật sư trả lời:

Hành vi đánh và gây thương tích cho ông Trần Bá Sơn, với tỷ lệ thương tổn thương cơ thể 01% là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (“Bộ luật hình sự”) hành vi cố ý gây thương tích cho người khác sẽ cấu thành “tội cố ý gây thương tích” khi gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: “a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; (b Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;” Theo quy định này, vì tỷ lệ tổn thương cơ thể của ông Sơn là 01% (thuộc trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị hại dưới 11%) nên hành vi cố ý gây thương tích cho ông Sơn chỉ cấu thành “tội cố ý gây thương tích” khi thuộc một trong các trường hợp quy định từ điểm (a) đến Điểm (k) Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, trong đó có tình tiết người bị hại là “người già yếu” theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự.

Theo các tài liệu do ông Sơn cung cấp (giấy chứng minh nhân dân, lý lịch đảng, thẻ đảng viên, sổ hộ khẩu, bằng đại học) thì ông Sơn sinh ngày 22/6/1949, tức là đến ngày xảy ra sự việc ông Sơn bị gây thương tích (ngày 30/6/2019) thì ông Sơn đã hơn 70 tuổi, thuộc trường hợp là người già yếu theo quy định tại Tiểu mục 2.4 Mục 2 Nghị quyết số 01/206/NQ- HĐTP ngày 12/5/2006 và Điểm a Tiểu mục 4.1 mục 4 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, theo đó:  “Người già” được xác định là người từ 70 tuổi trở lên” và ““Người quá già yếu” là người từ 70 tuổi trở lên hoặc người từ 60 tuổi trở lên nhưng thường xuyên đau ốm”. Ngoài các quy định nêu trên thì hiện nay chưa có quy định nào khác hướng dẫn, quy định cụ thể về “người già” và “người già yếu”. Do đó, cho đến nay, những quy định nêu trên vẫn là căn cứ pháp lý để xác định tình tiết người phạm tội hoặc người bị hại là “người già” hoặc “người quá già yếu” khi giải quyết các vụ án hình sự.

Vì vậy, nếu vụ việc không có các tình tiết định tội khác theo quy định từ Điểm (a) đến Điểm (k) Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự, thì việc xác định ông Sơn (người bị hại) có phải là người già yếu (là người từ đủ 70 tuổi trở lên) hay không có ý nghĩa rất quan trọng, có tính quyết định trong việc xác định hành vi cố ý gây thương tích cho ông Sơn có cấu thành tội phạm hay không? Người thực hiện hành vi này có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Báo pháp luật Việt Nam số 70 thứ 3 ngày 10/03/2020

Tại Khoản 2, Điều 206, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định “Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó” là các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành mới chỉ có quy định về “việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau: a) Giấy chứng sinh; b) Giấy khai sinh; c) Chứng minh nhân dân; d) Thẻ căn cước công dân; đ) Sổ hộ khẩu; e) Hộ chiếu.”, còn đối với người bị hại là người đã thành niên thì chưa có quy định nào hướng dẫn, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này.

Mặc dù vậy, pháp luật cũng không quy định giấy khai sinh là căn cứ duy nhất để xác định ngày, tháng, năm sinh hay tuổi của của người bị hại nên các thông tin này còn thể được xác định bằng các giấy tờ khác như: Giấy chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, lý lịch đảng viên, thẻ đảng viên, sổ hộ khẩu, bằng tốt nghiệp, học bạ.v.v..  Do đó, mặc dù ông Sơn không có giấy khai sinh nhưng các giấy tờ, tài liệu do ông Sơn xuất trình (Giấy chứng minh nhân dân, lý lịch đảng, thẻ đảng viên, sổ hộ khẩu, bằng đại học) vẫn là căn cứ hợp pháp để xác định tuổi của ông Sơn. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 2 Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (đã viện dẫn nêu trên), nếu có căn cứ  nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu, giấy tờ mà ông Sơn cung cấp thì Cơ quan điều tra vẫn bắt buộc phải trưng cầu giám định, để xác định chính xác nhất tuổi của ông Sơn.

Theo văn bản trả lời của Cơ quan điều tra, vì ông Sơn không xuất trình được giấy khai sinh,  khi Cơ quan điều tra lấy lời khai về quê quán, nơi sinh, nơi đăng ký khai sinh của ông Sơn thì ông Sơn khai mình khai sinh tại UBND xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Cơ quan điều tra đã thực hiện việc xác minh tại UBND xã Y Can và xác định ông Sơn không có có thông tin đăng ký khai sinh tại đây. Và đây là những lý do để Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định tuổi đối với ông Sơn.

Theo tôi, những lý do mà Cơ quan điều tra đưa ra nêu trên vẫn chưa thực sự thuyết phục. Bởi vì, Cơ quan điều tra mới chỉ xác minh tại UBND xã Y Can là chưa đầy đủ, có thể do thời gian đăng ký khai sinh của ông Sơn đã quá lâu, do những hạn chế trong công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ hoặc hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai mà UBND xã không còn lưu trữ các tài liệu, thông tin về việc đăng ký khai sinh của ông Sơn (đây là những trường hợp khá phổ biến trong thực tế, đặc biệt là đối với những người cao tuổi). Do đó, Cơ quan điều tra cần tiến hành các biện pháp xác minh cần thiết khác như: Xác minh tại tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, trường học hay tại địa phương mà ông Sơn đã và đang công tác, học tập hoặc cư trú. Chỉ sau khi thực hiện đầy đủ các hoạt động xác minh này mà vẫn chưa đủ căn cứ hoặc có sự mâu thuẫn, không thống nhất, hoặc nghi ngờ trong các tài liệu, hồ sơ về độ tuổi của ông Sơn, thì Cơ quan điều tra mới bắt buộc phải trưng cầu giám định tuổi của ông Sơn.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!