Có bắt buộc phải mở lối đi vào đất ruộng không?
Nội dung bài viết
Câu hỏi
Năm 2008 dự án đô thị đại học triển khai ở địa phương tôi. Gia đình tôi có thửa ruộng nằm ngoài dự án, sau khi triển khai dự án có rào lại toàn bộ khu ruộng còn lại và không mở lối vào trong thửa ruộng nhà tôi. việc mở lối vào để cải tạo đất trồng rau nhung không được chấp thuận. Ngày 27/11/2017 gia đình tôi đã có kiến nghị với UBND xã và được UBND chấp thuận hướng dẫn làm việc với ban quản lý dự án, nhưng bên đó gây khó khăn không cho mở lối vào. Gia đình tôi tiếp tục kiến nghị với UBND xã và đã có buổi làm việc với ban quản lý cùng lãnh đạo và các ban nghành của UBND xã và đã thống nhất được viêc mở lối đi. Nhưng sau buổi làm việc đó bên ban quản lý dự án vẫn tiếp tục không cho gia đình tôi mở lối vào. Vậy tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Luật sư tư vấn
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến công ty Luật TNHH TGS, chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1.Cơ sở pháp lý
Bộ luật dân sự 2015; Nghị định 102/2014/NĐ-CP.
2. Ý kiến tư vấn của Luật sư
Căn cứ vào Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền có lối đi qua như sau:
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên, nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù”.
Căn cứ vào quy định trên, nếu các phần đất còn lại của gia đình bạn bị bao bọc bởi các bất động sản khác, không có lối đi vào đất canh tác thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chủ dự án hiện đang là chủ sở hữu của các bất động sản liền kề mở một lối đi hợp lý trên phần đất của họ. Mặt khác, theo như bạn trình bày, diện tích đất của gia đình bạn và những hộ dân khác không nằm trong khu dự án thì chủ dự án sẽ không có quyền can thiệp vào quyền sử dụng đất của gia đình bạn. Nếu họ có hành vi cố tình rào phần đất của gia đình bạn mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu đất thì bạn có thể tố giác với cơ quan công an về hành vi ngăn cản quyền sử dụng đất của người khác.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi ngăn cản quyền sử dụng đất của người khác như sau:
“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào ới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
….
b)Buộc khôi phuc lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, chủ dự án rào lại phần đất của gia đình bạn và không để lại lối đi vào cho gia đình bạn là hành vi trái với quy định của pháp luật, làm cản trở việc sử dụng đất của gia đình bạn thì sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước đây. Do đó để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn có quyền làm đơn tố giác lên các cơ quan chức năng để được giải quyết .
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!