giấy cam kết bảo vệ môi trường

Dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường

Môi trường là vấn đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Khối lượng các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất thải ra ngoài môi trường ở mức báo động, đi kèm với nó là hiện tượng ô nhiễm môi trường, để lại những hậu quả khó lường. Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng không nhỏ từ vấn đề này. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp nhằm nâng cao quản lý vấn đề môi trường. Đối với những dự án đầu tư sản xuất, Cam kết bảo vệ môi trường là một bộ hồ sơ bắt buộc các doanh nghiệp phải có để được cấp phép đầu tư đi vào hoạt động.

Cam kết bảo vệ môi trường là hồ sơ ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa doanh nghiệp với cộng đồng và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Cam kết bảo vệ môi trường bao gồm đánh giá chi tiết các nguồn tác động ảnh hưởng đến môi trường của dự án, cam kết thực hiện theo quy định của pháp luật và đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. Nhà nước đề ra yêu cầu lập cam kết bảo vệ môi trường như một biện pháp giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong các giai đoạn thiết kế, thực hiện và vận hành dự án. Chủ đầu tư bắt buộc phải thực hiện theo đúng những gì đã cam kết. Nghị định 179/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng không phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường của các đối tượng phải lập dự án đầu tư. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Phạt tiền từ 200.000.000- 250.000.000 đồng đối với hành vi không có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

giấy cam kết bảo vệ môi trường

1. Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường

Theo Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, những đối tượng phải lập cam kết bảo vệ môi trường là:

– Dự án đầu tư có tính chất, quy mô, công suất không thuộc danh mục hoặc dưới mức quy định của danh mục các dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Dự án, đề xuất cải tạo, mở rộng, nâng cấp, nâng công suất của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động đã được đăng ký, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phê duyệt, xác nhận đề án bảo vệ môi trường nhưng chưa tới mức lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.

– Ngoài ra các dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập lại bản cam kết bảo vệ môi trường trong các trường hợp:

+ Thay đổi địa điểm thực hiện;

+ Không triển khai thực hiện trong thời hạn hai mươi bốn tháng, kể từ ngày bản cam kết bảo vệ môi trường được đăng ký;

+ Tăng quy mô, công suất hoặc thay đổi công nghệ làm gia tăng phạm vi gây tác động hoặc làm gia tăng các tác động tiêu cực đến môi trường không do chất thải gây ra hoặc làm gia tăng tổng lượng chất thải hoặc phát sinh các loại chất thải mới, chất thải có thành phần gây ô nhiễm cao hơn so với dự báo trong bản cam kết bảo vệ môi trường đã được đăng ký nhưng chưa tới mức phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

2. Thời điểm đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

– Đối với dự án thăm dò, khai thác khoáng sản, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

– Đối với dự án thăm dò dầu khí, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi khoan thăm dò.

– Đối với dự án đầu tư có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giấy phép xây dựng, chủ dự án phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng.

– Đối với các dự án, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, chủ dự án hoặc chủ cơ sở phải đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường trước khi thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

3. Các bước tiến hành lập cam kết bảo vệ môi trường

– Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô dự án;

– Khảo sát, thu thập số liệu về hiện trạng môi trường xung quanh khu vực dự án;

– Khảo sát điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội liên quan đến hoạt động của dự án;

– Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án;

– Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên và môi trường;

– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện;

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường;

– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt;

– Thẩm định và quyết định phê duyệt dự án

giấy cam kết bảo vệ môi trường

4. Nội dung bản cam kết

* Đối với các dự án đầu tư:

– Giới thiệu tóm tắt về dự án, gồm: Tên và địa chỉ của chủ dự án; tên và địa điểm thực hiện dự án; quy mô, công suất, công nghệ sản xuất; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình thực hiện dự án. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;

– Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;

– Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

* Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư:

– Giới thiệu tóm tắt về phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Tên và địa chỉ của chủ cơ sở; địa điểm thực hiện; quy mô sản xuất hoặc loại hình kinh doanh, dịch vụ; lượng, chủng loại nguyên liệu, nhiên liệu tiêu thụ trong quá trình hoạt động.

Chủ cơ sở phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, số liệu kê khai;

– Các loại chất thải phát sinh: Tải lượng tối đa, nồng độ tối đa của từng loại chất thải, nếu có;

– Cam kết thực hiện các biện pháp giảm thiểu, xử lý chất thải và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

5. Thủ tục đăng ký cam kết bảo vệ môi trường

Bước 1: Chủ đầu tư gửi hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường đến UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã có thẩm quyền. Hồ sơ gồm:

– Bản cam kết bảo vệ môi trường (theo mẫu của Bộ Tài nguyên và môi trường)

– Dự án đầu tư (báo cáo nghiên cứu khả thi) hoặc phương án sản xuất, kinh doanh.

Bước 2: Trong thời hạn 5 ngày làm việc, UBND có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết về việc chấp nhận hồ sơ hoặc không chấp nhận hồ sơ bản cam kết bảo vệ môi trường. Trường hợp không chấp nhận, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3: Bộ Tài nguyên và môi trường phê duyệt chấp thuận hoặc không chấp thuận bản cam kết bảo vệ môi trường.

Sau khi cam kết bảo vệ môi trường được lập, các cơ sở, doanh nghiệp có trách nhiệm áp dụng mọi biện pháp cần thiết để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, hợp tác với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.

6. Dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường

Giúp quý khách thuận tiện hơn trong thủ tục đăng ký, TGS law xin được cung cấp các dịch vụ lập cam kết bảo vệ môi trường uy tín, nhanh gọn và tiết kiệm chi phí nhất:

– Tư vấn, soạn thảo hồ sơ liên quan đến đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường

– Nộp hồ sơ xin xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường

– Theo dõi và thông báo cho khách hàng về tình trạng hồ sơ.

– Lấy kết quả là Giấy xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường

– Đại diện cho khách hàng trong việc khiếu nại, tố cáo cơ quan nhà nước trong việc cấp giấy xác nhận đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường,…

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!