Điều kiện chuyển từ huyện lên quận
Thời gian gần đây, nhiều huyện tại các thành phố trực thuộc Trung ương được đề xuất lên quận mà điển hình là tại Hà Nội và TP. HCM. Vậy điều kiện để được lên quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương như thế nào ạ?
Theo anh, vấn đề này nên hay không nên dưới góc nhìn pháp lý về quy hoạch ạ?
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế -xã hội đất nước thì các Thành phố trực thuộc trung ương, đặc biệt là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh (những trung tâm, đầu tàu kinh tế của đất nước) đang có những sự phát triển hết sức sôi động và mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu rất lớn trong việc mở rộng không gian đô thị, chuyển các huyện ngoại thành lên quận. Việc chuyển từ huyện lên quận không chỉ đơn giản là sự thay đổi tên gọi mà có bản chất là quá trình “đô thị hóa”, phản ánh sự thay đổi về mức độ tập trung dân cư, kết cấu nghề nghiệp xã hội, sự phát triển của cơ sở hạ tầng và lối sống đô thị, đáp ứng nhu cầu tổ chức quản lý hành chính nhà nước theo lãnh thổ, cũng như sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và các Thành phố nói chung. Đồng thời, việc chuyển từ huyện lên quận phải phù hợp với quy hoạch tổng thể và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; quy hoạch phát triển đô thị; quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; và quy hoạch các Thành phố đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, tại Điều 7 quy định “quận” phải có các tiêu chuẩn như sau: “1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên; 2. Diện tích tự nhiên từ 35 km2 trở lên; 3. Số đơn vị hành chính trực thuộc (phường) có từ 12 đơn vị trở lên; Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này; 5. Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị.” Như vậy, để có thể được chuyển từ huyện lên quận thì các địa phương phải đạt rất nhiều tiêu chí trên các mặt của đời sống kinh tế – xã hội như: Cân đối thu chi ngân sách phải dư; mức tăng trưởng kinh tế trung bình 03 năm gần nhất phải đạt bình quân của thành phố trực thuộc trung ương; Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế đạt: 90%; tỷ lệ nhà ở kiên cố, bán kiên cố phải từ 90% trở lên; cơ sở y tế cấp đô thị đạt từ 2,4 giường/1000 dân trở lên; mật độ đường giao thông đô thị phải đạt từ 10km/km trở lên; tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh đạt trên 95% trở lên .v.v..
Việc triển khai từ huyện lên quận thì người dân có được lợi gì?
Việc chuyển các huyện lên quận như tại Hà Nội và TP.HCM hiện nay là một xu thế tất yếu, đáp ứng được yêu cầu khách quan của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dân cư và lao động trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không có một quốc gia nào trên thế giới có nền kinh tế hiện đại và phát triển mà lại không trải qua quá trình đô thị hóa. Quá trình này sẽ mang lại cho người dân và các địa phương rất nhiều lợi ích và cơ hội để bứt phá trong phát triển. Trước tiên, họ sẽ được hưởng lợi từ những quy hoạch và chính sách phát triển áp dụng cho quận nội thành. Quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, định hướng phát triển kinh tế -xã hội sẽ có những thay đổi lớn, theo hướng tăng cường phát triển giao thông, nhà ở, các công trình công cộng, lĩnh vực thương mại và dịch vụ cũng được ưu tiên phát triển. Từ đó, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng đồng bộ (công viên, trung tâm văn hóa, thể thao, khu vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu đô thị hiện đại.v.v..); thu hút được nhiều nguồn vốn và nhà đầu tư hơn, tạo ra nhiều việc làm, cũng như cơ hội kinh doanh thuận lợi hơn cho người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua đó, góp phần tạo động lực tăng cao tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, việc chuyển từ huyện lên quận cũng có thể sẽ bộc lộ những mặt trái, tiêu cực của quá trình đô thị hóa như: Sự gia tăng về dân số, áp lực về giao thông, giáo dục, y tế, năng lượng, ôi nhiễm môi trường; chi phí sinh hoạt cũng tăng cao hơn trước; diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ từng bước bị thu hẹp, dẫn đến người nông dân bị mất việc làm và thu nhập. Và một thực tế rất khó tránh khỏi là sẽ có một bộ phận dân cư bị “hụt hơi”, gặp khó khăn trong việc thích ứng với quá trình đô thị hóa. Vì vậy, các cơ quan chức năng phải có những sự tính toán hết sức cẩn trọng và toàn diện, đảm bảo được sự phát triển nhanh nhưng bền vững, đặc biệt là chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội, chuyển đổi và tạo việc làm, sinh kế cho người dân, để “không ai bị bỏ lại phía sau” trong quá trình đô thị hóa.
Ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Hãng Luật TGS đã được đăng tải trên Tạp chí Luật sư Việt Nam (Cơ quan Ngôn Luận của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam):
https://lsvn.vn/dieu-kien-nao-de-huyen-duoc-len-quan1616140652.html
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!