Không đồng ý với quyết định thu hồi đất, người dân có thể làm gì?

Thu hồi đất, đất rau xanh, đất nông nghiệp, đất nằm trong sổ đỏ, chúng tôi xem có quyết định thu hồi, đất này không phải là công trình công cộng nhà nước, không phải làm điện đường trường trạm, không thỏa thuận với dân. Chúng tôi thắc mắc là tại sao UBND thu hồi lấy ra đấu thầu mà không thỏa thuận giá cả thu hồi với dân.

Thưa luật sư, theo quy định của luật Đất đai, người dân sẽ được bồi thường khi bị thu hồi đất như thế nào?

Thạc. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Tại Điều 74 Luật đất đai năm 2013 quy định: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật Đất đai năm 2013 (như là: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà chưa được cấp.v.v..) thì sẽ được bồi thường về đất. “Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. (Khoản 2 Điều 74 Luật Đất đai năm 2013).

Đối với trường hợp không đủ điều kiện bồi thường về đất (Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật đất đai năm 2013; Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn; Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.v.v.. ) thì người sử dụng đất vẫn có thể được bồi thường “chi phí đầu tư vào đất còn lại” theo quy định tại các Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 80, và Điều 81 Luật Đất đai năm 2013.

Ngoài ra, người sử dụng đất còn được nhận các khoản hỗ trợ như: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở; Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở; và các khoản hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ hoặc UBND cấp tỉnh.

Đây là việc UBND thành phố Vĩnh Yên thu hồi đất nông nghiệp chuyển mục đích sang làm đất ở để bán đấu thầu không phải là thu hồi đất làm công trình công cộng nên phải thỏa thuận mức giá bồi thường với người dân. Cách hiểu như này có đúng không, thưa luật sư?

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

Theo Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 quy định: “1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng; b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai; c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người; 2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.

Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được quy định cụ thể tại Điều 61, 62 Luật đất đai năm 2013. Theo đó, nếu việc thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá làm đất ở mà thuộc các “Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng” và đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận (Điểm d Khoản 3 Điều 62 Luật Đất đai năm 2013)  thì Nhà nước vẫn có thể ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp này.

Do đó, việc thính giả cho rằng việc thu hồi đất nông nghiệp để bán đấu giá làm đất ở thì không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất mà thuộc trường hợp phải thỏa thuận với người sử dụng đất (được quy định tại Điều 73 Luật đất đai năm 2013) là không chính xác. Vấn đề này phải xác định trên cơ sở việc thu hồi đất đó có thuộc các dự án được quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều 62 Luật đất đai năm 2013 (như đã nêu trên) hay không. Tuy nhiên, việc áp dụng các quy định này trên thực tế, đặc biệt là đối vói các trường hợp tương tự như thính giả nêu thì vẫn có nhiều vướng mắc, cũng như ý kiến không thống nhất và phát sinh không ít khiếu kiện. Do đó, theo tôi thì các cơ quan chức năng cũng cần phải có những sửa đổi, bổ sung hoặc hướng dẫn chi tiết và phù hợp hơn với đối với vấn đề này, để đảm bảo sự nhất quán và hợp lý hơn trong việc áp dụng pháp luật, cũng như quyền lợi của người bị thu hồi đất.

Trong trường hợp này, nếu người dân cho rằng mức giá bồi thường không thỏa đáng thì sẽ cần phải làm gì? Nếu người dân không chịu giao đất thì UBND phường có thể tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng hay không, thưa luật sư?

Thạc. Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội:

 Nếu người bị thu hồi đất cho rằng mức giá bồi thường là không thỏa đáng, không đúng pháp luật thì họ có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp huyện và Chủ tịch UBND cấp tỉnh theo quy định của Luật khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Tại Điểm d Khoản 3, Điều 69, Luật Đất đai 2013 quy định, nếu sau khi đã được vận động, thuyết phục mà  người có đất bị thu hồi không tự nguyện bàn giao đất thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật đất đai năm 2013.

Trong trường hợp này, nếu người bị thu hồi đất không đồng ý với quyết định cưỡng chế thu hồi đất và việc cưỡng chế thu hồi đất thì họ cũng có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của pháp luật.

Ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc, Hãng Luật TGS đã phát sóng trên Kênh Đài VOV2 (Đài Tiếng Nói Việt Nam):
https://vov2.vov.vn/phap-luat/khong-dong-y-voi-quyet-dinh-thu-hoi-dat-nguoi-dan-co-the-lam-gi-25922.vov2

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!