kiến nghị xử lý hành chính

Kiến nghị “xử lý về mặt hành chính” đối với cán bộ, công chức

Tin trên các báo cho biết: Liên quan đến việc đình chỉ vụ án đối với một bị can nguyên là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT). Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã có văn bản gửi lãnh đạo Bộ GTVT. Kiến nghị xử lý về mặt hành chính đối với ông ấy về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Việc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao miễn trách nhiệm hình sự và “ kiến nghị xử lý về mặt hành chính” đối với một người là Thứ trưởng về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” cần được hiểu như thế nào? Để “xử lý về mặt hành chính”, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phải áp dụng các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính hay áp dụng các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức? Ai có thẩm quyền quyết định “xử lý về mặt hành chính” trong trường hợp này? Các hình thức “xử lý về mặt hành chính” đối với người vi phạm?

kiến nghị xử lý vi phạm hành chính

Nội dung trả lời về kiến nghị xử lý hành chính đối với cán bộ, công chức

Tuy được miễn trách nhiệm hình sự (không phải bị xử lý về mặt hình sự). Nhưng công chức lãnh đạo “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi thực hiện công vụ vẫn phải bị xử lý về mặt hành chính theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Bởi người đó đã vi phạm nghĩa vụ của cán bộ, công chức (nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự) là cán bộ, công chức “phải có trách nhiệm trong công tác” (khoản 6, Điều 6 Pháp lệnh Cán bộ, công chức). Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị lãnh đạo Bộ GTVT “xử lý về mặt hành chính” đối với ông Thứ trưởng về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” là có cơ sở pháp lý. “Xử lý về mặt hành chính” trong trường hợp công chức vi phạm quy định của pháp luật. Nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự cần được hiểu là việc công chức đó phải chịu một hình thức kỷ luật. Theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ. Chứ không phải theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ không quy định xử phạt hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong khi khoản 2, Điều 3 Pháp lệnh khẳng định một trong những nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính là một người “chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định”.

 “Xử phạt” (ở Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính) hay “kỷ luật” (ở Pháp lệnh Cán bộ, công chức) đều là biện pháp áp dụng đối với chủ thể vi phạm ở mức độ bị “xử lý về mặt hành chính”. Nhưng mỗi Pháp lệnh lại có đối tượng áp dụng và hình thức xử lý riêng. Ví dụ, đối tượng bị “xử phạt” theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính là những cá nhân, cơ quan, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm… Còn đối tượng bị “kỷ luật” theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức là cá nhân vi phạm quy định của pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và Nghị định số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức thì Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền xử lý kỷ luật người có chức vụ Thứ trưởng (khoản 5, Điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ “bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương”; khoản 1, Điều 30 Nghị định số 35/2005/NĐ-CP: Thủ tướng Chính phủ “xem xét và quyết định kỷ luật đối với cán bộ, công chức lãnh đạo giữ các chức vụ do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm”.

Cán bộ, công chức các cơ quan hành chính nhà nước có chức vụ từ Thứ trưởng và cấp tương đương trở xuống vi phạm các quy định của pháp luật nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong những hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc (Điều 39 Pháp lệnh Cán bộ, công chức).

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: info.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!

/* vchat */