Lái xe gây tai nạn, hậu quả làm chết người có bị phạt tù ?
Nội dung bài viết
Câu hỏi:
Tôi lái xe mô tô đi làm (không rượu bia, không có GPLX), xảy ra va chạm với người đi bộ ngang qua đường. Người đi bộ té xuống, chấn thương não bên phải và chết sau khi đưa đi bệnh viện. Hậu sự sau đó Tôi đã lo xong, Gia đình nạn nhân đã kí bãi nại.
Trường hợp của tôi có bị tù giam không? (nếu tù treo thì chắc chắn được bao nhiêu %?). Tôi có bị xử phạt hành chính không và nếu có thì khoảng bao nhiêu tiền?
Luật sư trả lời:
1) Cơ sở pháp lý
– Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
2) Luật sư tư vấn
Trường hợp của bạn, bạn nêu khi tham gia giao thông, bạn không uống rượu bia, không có giấy phép lái xe. Do đó, khi bạn tham gia giao thông nhưng không có đủ giấy tờ yêu cầu thì bạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ.
Tại Điều 260 Bộ Luật hình sự có quy định về Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ:
“1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương có thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Làm chết 02 người;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.Trường hợp của bạn, bạn đã vi phạm luật giao thông và gây tai nạn với hậu quả nghiêm trọng”.
Do vậy, bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm theo Khoản 1 Điều 260 BLHS nêu trên, có thể bị phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ:
Cải tạo không giam giữ được coi là nhẹ hơn hình phạt tù. Hình phạt cải tạo không giam giữ được áp dụng từ 6 tháng đến 3 năm đối với tội phạm nghiêm trọng hoặc tội ít nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi cư trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội.
+ Tòa án giao người bị phạt cải tạo không giam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục.
+ Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền đại phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt “Cải tạo không giam giữ” với “Án treo”. Vì án treo là chế định pháp lý liên quan đến việc chấp hành hình phạt tù được quy định tại Điều 60 BLHS.
⇒ Trường hợp của bạn không thuộc vào trường hợp hưởng án treo, cũng như không bị áp dụng hình phạt tù.
Còn việc gia đình nạn nhân đã ký bãi nại thì cũng chưa đủ điều kiện để vụ án này được đình chỉ, vì căn cứ vào Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không thuộc vào các tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, nên việc rút yêu cầu này không ảnh hưởng đến tiến trình điều tra và giải quyết vụ án.
>>Tham khảo dịch vụ: luật sư chuyên bào chữa hình sự
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!