Người chứng kiến có được làm chứng trong một vụ án hình sự không?
Nội dung bài viết
Người chứng kiến có được là người làm chứng trong một vụ án hình sự không? Tại sao?
Thế nào là người chứng kiến?
Người chứng kiến không phải là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án nhưng lại là người tham dự, chứng kiến và xác nhận hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Người chứng kiến có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả công việc mà người có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã tiến hành trong khi mình có mặt và có thể nêu ý kiến cá nhân. Ý kiến này được ghi vào biên bản.
Thế nào là người làm chứng?
Theo luật hình sự người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến vụ án và được các cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập để khai báo về những sự việc cần xác minh trong vụ án. Lời khai của người làm chứng là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng để xác định sự thật của vụ án hình sự. Việc xác định xuất xứ thông tin, lý do vì sao người làm chứng biết được tình tiết đó là một điều cần thiết.
Người làm chứng có thể trực tiếp chứng kiến vụ án, trực tiếp biết được những tình tiết có liên quan đến vụ án mà không thông qua một khâu trung gian nào hoặc họ có thể được nghe người khác kể lại. Thông qua việc xác định nguồn gốc của những lời khai này, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đề ra được biện pháp thu thập thêm chứng cứ, kiểm tra, đánh gia chứng cứ một cách hợp lý. Thông thường, lời khai của người làm chứng có tính trung thực, khách quan cao, có ý nghĩa lớn trong việc xác định sự thật của vụ án.
Người chứng kiến có được làm nhân chứng trong một vụ án hình sự?
>>> Click xem thêm: Thuê luật sư bào chữa
Sự khác nhau giữa người làm chứng và người chứng kiến!
STT | Tiêu chí | Người làm chứng | Người chứng kiến |
1. | Khái niệm | Người chứng kiến là người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự. | Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin tội phạm, vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến để làm chứng. |
2. | Cơ sở pháp lý | Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 | Điều 67 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 |
3. | Bản chất | Biết được tình tiết liên quan đến vụ án, tội phạm và được cơ quan có thẩm quyền triệu tập đến làm chứng. | Được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến. |
4. | Những người không được làm | – Người bào chữa của người bị buộc tội;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn. |
– Người thân thích của người bị buộc tội, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc; – Người dưới 18 tuổi; – Có lý do khác cho thấy người đó không khách quan. |
5. | Quyền | – Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.
– Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa. – Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng.
– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định pháp luật. |
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ theo quy định.
– Yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tuân thủ quy định của pháp luật, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.
– Xem biên bản tố tụng, đưa ra nhận xét về hoạt động tố tụng mà mình chứng kiến.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia chứng kiến.
– Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí theo quy định của pháp luật. |
6. | Nghĩa vụ | – Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;
– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó. |
– Có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Chứng kiến đầy đủ hoạt động tố tụng được yêu cầu;
– Ký biên bản về hoạt động mà mình chứng kiến;
– Giữ bí mật về hoạt động điều tra mà mình chứng kiến;
– Trình bày trung thực những tình tiết mà mình chứng kiến theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. |
7. | Xử lý vi phạm trong trường hợp cung cấp thông tin sai sự thật | – Phạt cảnh cáo
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm- Phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm. Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Không bị xử lý |
8. | Xử lý vi phạm trong trường hợp từ chối thực hiện nếu không có lý do chính đáng | (Không áp dụng đối với ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội)
– Phạt cảnh cáo
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm
– Phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
Ngoài ra, còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Không bị xử lý |
Như vậy, từ những phân tích nêu trên người chứng kiến không thể đồng thời làm người làm chứng trong một vụ án hình sự được. Bởi vì người chứng kiến là người không biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án. Còn người làm chứng là người biết được các tình tiết có liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án. Do đó trong một vụ án hình sự người chứng kiến không thể đổi vai hay nói cách khác là đồng thời làm người làm chứng trong một vụ án hình sự được, bởi người này không biết được những tình tiết diễn về vụ án mà chỉ là người tham dự, chứng kiến và xác nhận hoạt động của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên đây là một số phân tích lập luận về việc người chứng kiến và người làm chứng trong pháp luật hình sự mới.
Nếu bạn đang có gì vướng mắc chuyên gì, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn: 1900.8698 để được tư vấn miễn phí hoặc truy cập Website: https://tgslaw.vn
Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS
Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.
Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS
Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.
Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS
Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!