Làm rõ trách nhiệm pháp lý vụ việc quên hạ gác chắn đường sắt gây tai nạn thương tâm

Nguyên nhân chính xác của vụ tai nạn, cũng như trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan như thế nào sẽ căn cứ vào kết quả điều tra, xác minh của các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.  Tuy nhiên, trên cơ sở diễn biến vụ tai nạn đã được camera ghi lại thì có thể thấy: Nhân viên gác đường ngang đã không hạ gác chắn khi đoàn tàu đi qua, là một phần nguyên nhân dẫn đến việc chiếc xe ô tô băng qua đường sắt, va chạm với đoàn tàu, gây ra vụ tai nạn.

Hành vi nêu trên của nhân viên gác đường ngang là vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 16 Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15/05/2018, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 07/2020/TT-BGTVT ngày 12/3/2020 của Bộ Giao thông vận tải, theo đó: Nhân viên gác đường ngang có nhiệm vụ và quyền hạn như sau: “Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua”“Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.”

Hậu quả của vụ tai nạn đã làm 01 người chết và 02 người bị thương nên hành vi vi phạm nêu trên của nhân viên gác đường ngang đã có dấu hiệu của “Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Tùy thuộc vào mức độ thiệt hại đã xảy ra (tỷ lệ thương tật của người bị hại, hoặc thiệt hại thực tế về tài sản) thì người phạm tội này sẽ phải đối mặt với mức hình phạt là: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù thấp nhất là 06 tháng và cao nhất đến 12 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Cũng theo nội dung ghi hình diễn biến vụ tai nạn thì có thể thấy, trước khi chiếc xe ô tô vượt qua đường ngang thì đèn tín hiệu đã chuyển sang mầu đỏ và nhấp nháy liên tục, và thông thường sẽ kèm theo tiếng chuông cảnh báo, lái tàu cũng sẽ phải kéo còi trước khi đi vào đường ngang. Nếu đã đầy đủ các tín hiệu cảnh báo này thì có thể thấy người điều khiển xe ô tô đã không có sự tập trung, chú ý quan sát và cẩn trọng cần thiết, để đảm bảo an toàn khi băng qua đường ngang theo đúng các quy định của pháp luật. Do đó, người điều khiển xe ô tô cũng có một hần lỗi, khi không tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định tại Khoản 6 Điều 9, Khoản 1 và Khoản 3 Điều 39 Luật đường sắt năm 2017 và  Điều 25, Luật giao thông đường bộ năm 2008, theo đó quy định:  “Tại đường ngang, cầu chung, phương tiện giao thông vận tải đường sắt được quyền ưu tiên”; Nghiêm cấm “ợt rào, vượt chắn đường ngang, vượt qua đường ngang khi có tín hiệu cấm”; “Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng, có tiếng chuông báo hiệu, rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình và cách rào chắn một khoảng cách an toàn; khi đèn tín hiệu đã tắt, rào chắn mở hết, tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua”.

Theo Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tại Khoản 8 Điều 47 có quy định: “Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, các loại xe tương tự xe ô tô vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đang dịch chuyển; vượt đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung”. Nếu gây ra hậu quả nghiêm trọng (Làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên.v.v…)  thì các hành vi vi phạm nêu trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Về vấn đề trách nhiệm dân sự thì có thể thấy, nhân viên gác đường ngang đã có phần lỗi rất lớn gây ra vụ tai nạn, dẫn đến những thiệt hại về người, sức khỏe, cũng như tài sản cho các nạn nhân. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì nhân viên gác đường ngang sẽ không có trách nhiệm phải trực tiếp bồi thường cho các nạn nhân mà Công ty đường sắt nơi mà nhân viên này đang làm việc sẽ có trách nhiệm trực tiếp bồi thường cho các nạn nhân. Sau khi đã thực hiện việc bồi thường thì Công ty này có quyền yêu cầu nhân viên gác đường ngang có lỗi gây ra thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Còn mức và phương thức bồi thường thiệt hại cụ thể sẽ do các bên tự thương lượng, thỏa thuận. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận, thống nhất được việc bồi thường thệt hại thì họ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi đó, Tòa án sẽ quyết định việc bồi thường thiệt hại trên cơ sở các thiệt hại thực tế đã phát sinh, cũng như yếu tố lỗi của mỗi bên theo các quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Bộ luật dân sự năm 2015.

Ý kiến của Thạc sỹ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Hãng Luật TGS đã được đăng tải trên Tạp chí Luật sư Việt Nam (Cơ quan Ngôn Luận của Liên Đoàn Luật Sư Việt Nam):

https://lsvn.vn/mot-so-van-de-phap-ly-lien-quan-den-vu-quen-ha-gac-chan-duong-sat-gay-tai-nan-thuong-tam1615389802.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!