Logo của Báo Pháp luật Việt Nam có hay không bị xâm phạm
Logo của Báo Pháp luật Việt Nam có hay không bị xâm phạm

Logo của Báo Pháp luật Việt Nam có hay không bị xâm phạm

Logo đại diện cho chủ sở hữu hàng hóa, dịch vụ. Nó là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khác nhau. Đặc biệt logo của các cơ quan Nhà nước là dấu hiệu thể hiện cho Cơ quan, đơn vị đó. Các đơn vị muốn sử dụng logo của đơn vị khác thì phải được sự cho phép sử dụng của chủ sở hữu. Cụ thể:

Căn cứ theo Điểm g Khoản 1 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về các loại hình được bảo hộ quyền tác giả cụ thể:

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

….g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;…”

Mặt khác, tại Điều 15 Nghị định 100/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Dân sự, Luật sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan quy định về tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng

“1. Tác phẩm tạo hình quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục như: hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, nghệ thuật sắp đặt và các hình thức thể hiện tương tự, tồn tại dưới dạng độc bản. Riêng đối với loại hình đồ hoạ, có thể được thể hiện tới phiên bản thứ 50, được đánh số thứ tự có chữ ký của tác giả.

2. Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm.”

Như vậy, Logo mà bên Báp Pháp luật Việt Nam đang sử dụng được tạo nên từ hình khối, đường nét, màu sắc, bố cục và được gắn liền với các hoạt động của đơn vị nên logo này chính là một sản phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng. Theo quy định pháp luật trên thì tác phẩm logo của Báo Pháp luật Việt Nam sẽ được bảo hộ quyền tác giả dưới hình thức tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng.

Logo của Báo Pháp luật Việt Nam có hay không bị xâm phạm
Banner chương trình “Hành trình tỷ phú – Bí kíp nhảy vọt doanh thu” sử dụng Logo của Báo Pháp luật Việt Nam

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ:

“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký…”

Do đó, theo quy định pháp luật trên thì logo của Báo Pháp luật Việt Nam sẽ được bảo hộ ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Nếu Báo Pháp luật Việt Nam có căn cứ chứng minh chương trình “Hành trình tỷ phú – Bí kíp nhảy vọt doanh thu” đã sử dụng logo của Báo Pháp luật Việt Nam mà không xin phép, bên Báo có quyền yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xâm phạm quyền tác giả

Để có căn cứ chứng minh chương trình trên sử dụng logo mà không xin phép, Báo Pháp luật Việt Nam nên chụp lại các hình ảnh phông nền có gắn logo nhà tổ chức của chương trình, các bài viết truyền thông liên quan đến chương trình.

Khi đã có căn cứ để chứng minh chương trình trên sử dụng logo của Báo Pháp luật Việt Nam mà không được sự đồng ý thì Báo Pháp luật Việt Nam nên gửi các tài liệu, chứng cứ chứng minh sai phạm trên đến Cơ quan Quản lý thị trường và Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội.

Thẩm quyền và quy trình xử lý vi phạm phụ thuộc vào mức độ và hành vi vi phạm bản quyền tác giả của bên vi phạm. Theo đó, xử lý vi phạm hành chính về quyền tác giả, vi phạm quyền liên quan được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP và các quy định về Hình sự và Dân sự theo pháp luật hiện hành.

Để có hướng xử lý đúng nhất, quý khách xem chi tiết tại bài viết: Hướng dẫn xử lý vi phạm bản quyền tác giả

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 19008698 để được Luật sư chuyên môn hỗ trợ, giải đáp thông tin kịp thời

>>Có thể bạn quan tâm:

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!