công ty mẹ và công ty con

Công ty mẹ và công ty con có mối quan hệ như thế nào?

Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về loại hình công ty mẹ và công ty con? Mối liên hệ giữa công ty mẹ và công ty con như thế nào?

Công ty tôi là công ty A (là công ty con) hiện đang có nhu cầu vay vốn, công ty B (là công ty mẹ) có tài sản bảo đảm. Vậy cho tôi được hỏi: Công ty B có thể phát hành thư bảo lãnh (có tài sản bảo đảm) cho phía Ngân hàng để làm bảo đảm cho món vay của công ty tôi không? Giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh có ngang với Hợp đồng bảo lãnh không?

mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con

1. Khái niệm Tổ hợp công ty mẹ – công ty con

Là mô hình nhóm công ty, theo đó, một công ty (công ty mẹ) giữ quyền chi phối về tài chính, về tổ chức hoạt động, về bộ máy quản lý của các công ty khác (công ty con).

Công ty trở thành công ty mẹ

Căn cứ theo khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

– Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

– Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Mối quan hệ giữa loại hình công ty mẹ và công ty con được thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, phải hiểu rằng, công ty mẹ và công ty con là hai thực thể pháp lý độc lập, có sản nghiệp riêng (pháp nhân kinh tế đầy đủ);

Thứ hai, công ty mẹ có lợi ích kinh tế nhất định liên quan đến hoạt động của công ty con;

Thứ ba, công ty mẹ chi phối đối với các quyết định liên quan đến hoạt động của công ty con thông qua một số hình thức như quyền bỏ phiếu chi phối đối với các quyết định của công ty con, quyền bổ nhiệm và miễn nhiệm HĐQT, ban lãnh đạo hoặc quyền tham gia quản lý, điều hành;

Thứ tư, vị trí công ty mẹ và công ty con chỉ trong mối quan hệ giữa hai công ty với nhau và mang tính tương đối, tức công ty con này có thể là công ty mẹ của một công ty khác (tính tương đối này càng nổi bật hơn trong trường hợp các công ty trong một nhóm có nắm giữ vốn cổ phần qua lại của nhau, thí dụ như theo mô hình của các tập đoàn của Nhật);

Thứ năm, trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con nói chung là trách nhiệm hữu hạn;

Thứ sáu, về mặt lý thuyết, mô hình quan hệ này sẽ tạo cho cơ cấu tổ chức của các công ty trong nhóm có chiều sâu không hạn chế; tức công ty mẹ, con công ty con, công ty cháu…

3. Về việc phát hành chứng thư bảo lãnh

Công ty mẹ có thể phát hành thư bảo lãnh có tài sản bảo đảm cho phía Ngân hàng để làm bảo đảm cho khoản vay của công ty con. Về vấn đề bạn hỏi giá trị pháp lý của Thư bảo lãnh và Hợp đồng bảo lãnh thì theo Thông tư số 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

“Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
………………

9. Cam kết bảo lãnh là văn bản bảo lãnh của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh theo một trong các hình thức sau:

a) Thư bảo lãnh là văn bản cam kết của bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;

b) Hợp đồng bảo lãnh là văn bản thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan (nếu có) về việc bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh;”

Như vậy, có thể thấy, thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh đều là hình thức của cam kết bảo lãnh. Tuy nhiên, có điểm khác nhau giữa thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh là thư bảo lãnh là việc bên bảo lãnh cam kết với bên nhận bảo lãnh… còn hợp đồng bảo lãnh là việc bên bảo lãnh thỏa thuận với bên nhận bảo lãnh hoặc giữa bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh và các bên có liên quan. Tức là hợp đồng bảo lãnh thì có sự thỏa thuận giữa các bên, và chủ thể ở đây cũng rộng hơn thư bảo lãnh. Còn xét về giá trị pháp lý thì nhìn chung chúng có giá trị pháp lý ngang nhau.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!