Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn
Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Quy định về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Bố mẹ ly hôn, pháp luật quy định như thế nào về mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn ? Luật TGS sẽ dựa vào những căn cứ luật pháp quy định để nêu cụ thể các mức tiền trợ cấp nuôi con khi bố mẹ ly hôn.

Các trường hợp phải cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

Theo Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con như sau:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Như vậy, nếu con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình thì việc trợ cấp nuôi dưỡng con sau khi đã làm thủ tục ly hôn xong, đặc biệt là với cha/mẹ không sống chung với con, là nghĩa vụ mà cha/mẹ phải thực hiện.

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình. Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc của người không trực tiếp nuôi con đối với con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, trừ trường hợp các bên không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn theo Luật hôn nhân gia đình

Mức tiền trợ cấp nuôi con sau ly hôn sẽ do người có nghĩa vụ và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án thụ lý giải quyết, và lúc này mức cấp dưỡng có thể thay đổi khi có lý do chính đáng.

Về phương thức cấp dưỡng: Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi nào không phải trợ cấp tiếp nuôi con sau ly hôn ?

Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con này sẽ chấm dứt khi rơi vào một trong các trường hợp được quy định như sau:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Nếu không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn có bị xử phạt không ?

Tuy nhiên trong thực tế, không phải ai cũng tự giác thực hiện trách nhiệm đấy của mình với con cái. Có rất nhiều trường hợp cha hoặc mẹ trốn tránh, lấy lý do để không thực hiện nghĩa vụ cấp dương con cái của mình.

Người chồng trốn tránh, không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi thì người chồng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Về xử phạt vi phạm hành chính:

Khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh thi hành án dân sự thì hành vi không thực hiện công việc phải làm theo bản án, quyết định hoặc trì hoãn thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong trường hợp có điều kiện thi hành án sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Theo đó, khi người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, tức là không thực hiện công việc phải làm theo Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự của Tòa án nhân dân thì người chồng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Về trách nhiệm hình sự:

Nếu việc người chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho con bạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 186 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017:

“Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Theo đó, người chồng có thể bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Cần làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích cho con mình nếu không nhận được trợ cấp ?

Trong trường hợp chồng cũ cố tình không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định công nhận sự thỏa thuận của Tòa án có thẩm quyền, người vợ có thể yêu cầu Cơ quan thi hành buộc chồng chị phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Sau khi nhận đơn đề nghị thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự kiểm tra nội dung yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu về việc thụ lý và thực hiện việc thi hành án sau đó phải gửi thông báo về việc thi hành án cho những người liên quan.

Sau 10 ngày tự nguyện thi hành án, nếu chồng bạn vẫn tiếp tục không chấp nhận hoặc không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì Chấp hành viên tiến hành xác minh.

Sau khi cơ quan thi hành án xác minh về điều kiện thi hành án thì chấp hành viên căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện của người phải thi hành án; đề nghị của đương sự và tình hình thực tế của địa phương để lựa chọn việc áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế thi hành án thích hợp. Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm: khấu trừ tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án; Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ;  Khai thác tài sản của người phải thi hành án…

Theo ý kiến của Đại tá, Tiến sĩ, Luật sư Lê Ngọc Khánh – Chuyên viên cấp cao Hãng Luật TGS (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).

»Báo chí đưa tin:

Ý kiến của Luật sư Khánh đã được báo Pháp Luật Việt Nam đăng tải: https://baophapluat.vn/hoi-dap-365/quy-dinh-ve-cap-duong-cho-con-sau-ly-hon-570305.html

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!