Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Nội dung bài viết
Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ ở đâu ? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam là gì ? Chúng ta cùng xem chi tiết trong bài viết này.
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam ở đâu ?
Cục SHTT có địa chỉ trụ sở chính đặt tại Hà Nội và 2 văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ ở thành phố Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng.
– Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội : Số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ TPHCM : Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
– Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ Đà Nẵng : Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục SHTT
Tại Quyết định số 2525/QĐ-BKHCN thì Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Quyết định này cũng đã nói rất chi tiết về nhiệm vụ và chức năng của Cục SHTT Việt Nam, cụ thể:
Nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình Bộ Khoa học và Công nghệ các dự thảo:
+ Về văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách và giải pháp thúc đẩy hoạt động SHTT.
+ Về chương trình, đề án chung về Sở hữu trí tuệ và các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ.
+ Về chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm, chương trình, đề án, dự án về sở hữu công nghiệp.
– Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các dự thảo trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành chính thức.
– Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản nội bộ, văn bản cá biệt khác thuộc phạm vi quản lý của Cục SHTT.
– Tổ chức thực hiện việc xác lập quyền, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền, các thủ tục khác liên quan đến Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) theo quy định.
– Quản lý hoạt động đại diện và hoạt động giám định sở hữu công nghiệp trên phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật.
– Cục sở hữu trí tuệ cũng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ, ghi nhận và xóa tên tổ chức hoạt động đại diện và hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
– Cấp hoặc thu hồi chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận giám định của tổ chức giám định sở hữu công nghiệp.
– Triển khai việc quản lý, hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động sáng kiến, đổi mới sáng tạo trên phạm vi cả nước được bằng việc thực các biện pháp trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo quy định.
– Hướng dẫn, kiểm hoạt động và việc chấp hành các quy định của pháp luật của các hội trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp theo chỉ thì, phân công từ Bộ trưởng.
– Đề xuất biện pháp xử lý các vi phạm về sở hữu trí tuệ với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Tổ chức lấy ý kiến của các hội hoạt động về sở hữu trí tuệ để hoàn thiện các quy định và phát triển hoạt động Sở hữu trí tuệ.
– Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp.
– Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu thông tin sở hữu công nghiệp và xây dựng công cụ tra cứu, hướng dẫn tra cứu, sử dụng thông tin SHCN trên cơ sở dữ liệu.
– Bảo đảm khả năng tiếp cận các kho thông tin cho các đối tượng có nhu cầu dùng tin.
– Tổ chức việc cung ứng thông tin Sở hữu công nghiệp phục vụ công tác quản lý nhà nước và các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo và sản xuất kinh doanh.
– Công bố thông tin liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam
– Thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, cá nhân, tổ chức trong sở hữu công nghiệp.
– Giải quyết các khiêu nại, tố cáo liên quan đến xác lập quyền sở hữu công nghiệp theo quy định.
– Tham gia giải quyết các tranh chấp về Sở hữu công nghiệp, tran chấp thương mại liên quan đến SHCN thuộc thẩm quyền.
– Cung cấp, đưa ra những ý kiến chuyên môn nhằm phục vụ trong việc giải quyết các tranh chấp và vi phạm Sở hữu công nghiệp.
– Chủ trì hoặc phối hợp tiến hành các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao kiến thức pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
– Cục Sở hữu trí tuệ còn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về Sở hữu trí tuệ đồng thời cấp giấy chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng cho những cá nhân, tổ chức tham gia.
– Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ quan quản lý, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp.
– Tư vấn về xác lập, bảo vệ, quản lý và phát triển giá trị quyền Sở hữu công nghiệp theo quy định.
– Hỗ trợ việc áp dụng và chuyển giao sáng chế nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và kinh doanh.
– Thực hiện hợp tác quốc tế về Sở hữu công nghiệp theo quy định.
– Xây dựng, tham gia đàm phán để ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về Sở hữu trí tuệ.
– Đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến Sở hữu trí tuệ.
– Tổ chức, quản lý việc cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực Sở hữu công nghiệp theo quy định.
– Nhiệm vụ của Cục Sở hữu trí tuệ còn phải tổ chức nghiên cứu khoa học, thống kê về Sở hữu công nghiệp.
– Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Bộ trưởng về tình hình hoạt động bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ.
– Đề xuất các biện pháp và chính sách cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống và đảm bảo thống nhất quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ.
– Quản lý, tổ chức thực hiện các trương chình đầu tư phát triển chung về SHTT và các dự án đầu tư thuộc Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính phù hợp.
– Thu, quản lý, sử dụng phí, lệ phí và các khoản thu dịch vụ khác trong hoạt động SHCN theo quy định.
– Quản lý công, viên chức, người lao động, tài chính, tài sản và tài liệu của Cục theo phân cấp của Bộ và quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác của Bộ trưởng giao.
Chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ
– Tham mưu cho Bộ trưởng thống nhất quản lý Nhà nước về Sở hữu trí tuệ.
– Trực tiếp quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp về SHCN theo quy định.
Đối tượng được đăng ký bảo hộ tại Cục SHTT
Những đối tượng Sở hữu công nghiệp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ gồm:
– Nhãn hiệu;
– Sáng chế / giải pháp hữu ích;
– Kiểu dáng công nghiệp;
– Thiết kế bố trí;
– Chỉ dẫn địa lý.
Trên đây là những thông tin về nhiệm vụ và chức năng của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để được hỗ trợ, tư vấn về các thông tin pháp luật, bạn vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ 19008698 để được giải đáp chi tiết.
>>Bài viết liên quan: Nhiệm vụ và quyền hạn Cục bản quyền tác giả
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!