thành lập doanh nghiệp

Những điều cần biết khi thành lập doanh nghiệp

Có ý tưởng kinh doanh dài hạn và muốn triển khai ý tưởng kinh doanh vào thực tế thì bước đầu tiên cần thiết là thành lập doanh nghiệp. Thực tế, trong giai đoạn thực hiện có thể gặp những vấn đề phát sinh không như dự liệu ban đầu thì việc chuẩn bị một tâm thế tốt ngay từ ban đầu sẽ giúp các nhà đầu tư có bước khởi nghiệp vững vàng
hơn. Một ý tưởng kinh doanh chín muồi, hay một nguồn lực tài chính ổn định…là những điều kiện tiên quyết cho sự phát triển thành công của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, điều cực kì quan trọng, nhà đầu tư cần phải hiểu và nắm vững những kiến thức về doanh nghiệp để quá trình hoạt động sau này được thuận lợi hơn.

1. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng rộng mở, các ngành nghề vì thế cũng đa dạng hơn. Mỗi ngành nghề pháp luật có một quy định về điều kiện và thủ tục khác nhau. Vì vậy, khi thành lập doanh nghiệp trước tiên chủ đầu tư phải nắm được doanh nghiệp mình thành lập hay ngành nghề mình kinh doanh cần điều kiện gì. Theo quy định của Luật Đầu tư 2014 hiện có 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần lưu ý đáp ứng đủ điều kiện như luật định mới được cấp phép hoạt động.

Một số ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:

– Ngành nghề tư vấn dịch vụ pháp lý

– Ngành nghề liên quan đến dịch vụ y tế, sức khỏe, giáo dục

– Ngành nghề liên quan đến kế toán, kiểm toán.

Mặt khác, chủ đầu tư cũng phải nắm được những ngành nghề nào không được phép kinh doanh, nằm trong danh mục những ngành nghề cấm kinh doanh Luật Đầu tư đề ra như:

– Kinh doanh các chất ma túy

– Kinh doanh hóa chất, khoáng vật

– Kinh doanh mại dâm

– Mua, bán người, mô,bộ phận cơ thể người.

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật.

thành lập doanh nghiệp

2. Loại hình doanh nghiệp

Tiếp theo là lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp, hiện nay có 4 loại hình công ty phổ biến:

Công ty TNHH 1 thành viên: Công ty do một cá nhân hoặc một tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Thành viên là tổ chức, cá nhân tham gia số lượng không vượt quá 50 người, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạm vi số vố đã góp vào doanh nghiệp.

– Công ty cổ phần: Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn vào công ty dưới hình thức cổ phần, không hạn chế số lượng người tham gia góp vốn và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.

– Công ty hợp danh: Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty và có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp.

Mỗi loại hình công ty có những đặc thù riêng biệt. Tuy nhiên điều mà khách hàng quan tâm là ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty mang lại, chất lượng đi đôi với sự thành bại của doanh nghiệp. Vì vậy đừng quá chú trọng loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần, hãy khéo léo để lựa chọn một loại hình phù hợp với những định hướng trong tương lai.

3. Tên doanh nghiệp

Đặt tên công ty là một trong những bước quan trọng trong quy trình thành lập công ty. Pháp luật quy định nguyên tắc đặt tên cho doanh nghiệp và bắt buộc mọi doanh nghiệp phải tuân thủ. Tên doanh nghiệp là tên tiếng Việt gồm ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng (Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương
mại và dịch vụ Tổ ấm đẹp).

Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đó.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Những lưu ý khi đăng ký tên doanh nghiệp là cần có bước kiểm tra sơ bộ để tránh đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trước đó. Ngoài ra từ ngữ, ký hiệu sử dụng không trái với thuần phong mỹ tục; không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

4. Trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc thường xuyên của đối tác cũng như khách hàng của doanh nghiệp đó. Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định, trụ sở doanh nghiệp : “có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)”

5. Vốn góp

Có hai loại vốn góp trong các doanh nghiệp là vốn pháp định và vốn điều lệ. Luât Doanh nghiệp 2014 không còn giữ quy định về vốn pháp định, còn theo Luật Doanh nghiệp 2005: “ Vốn pháp định là số vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Vốn pháp định áp dụng với từng ngành nghề là
khác nhau.

Ví dụ: Công ty kinh doanh Bất động sản theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 76/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản thì vốn pháp định cho ngành này là 20 tỷ VNĐ. Vốn điều lệ là tổng tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp trong quá trình thành lập công ty.

Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại vốn góp là vốn điều lệ được xác định theo loại hình doanh nghiệp còn vốn pháp định lại căn cứ theo ngành nghề kinh doanh cụ thể. Vốn pháp định mang giá trị bắt buộc , vốn điều lệ có thể tăng giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn điều lệ là mức vốn đầu tư ban đầu cho hoạt động của doanh nghiệp, là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác cũng như các doanh nghiệp khác. Việc quy định vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.

Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tư do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng đồng Việt Nam.

thành lập doanh nghiệp

6. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp

* Công ty Trách nhiệm hữu hạn:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên

– Bản sao công chứng các giấy tờ sau:

+ Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu của thành viên là cá nhân

+ Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu của người đại diện hợp pháp với thành viên là tổ chức

+ Quyết định thành lập công ty

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư

* Công ty Cổ phần:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao công chứng các giấy tờ sau:

+ Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

+ Chứng minh thư nhân dân/ Hộ chiếu của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của luật đầu tư

* Công ty hợp danh

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

– Điều lệ công ty

– Danh sách thành viên

– Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu của thành viên công ty

– Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.

7. Quy trình thủ tục thành lập công ty

– Tiến hành soạn và nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Đăng bố cáo nội dụng đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

– Sau khi có Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp, tiến hành thủ tục khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu trên cổng thông tin quốc gia.

-Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính của doanh nghiệp

– Mua chữ ký số (Token) khai thuế qua mạng điện tử

– Mở tài khoản công ty để nộp thuế điên tử

– Nộp thuế môn bài cho công ty

– Hoàn tất thủ tục in và phát hành hóa đơn GTGT cho doanh nghiệp

– Hoàn tất các điều kiện kinh doanh khác (nếu có)

Để đảm bảo việc kiểm tra giám sát cho các cơ quan nhà nước, pháp luật đề ra những quy định khắt khe, yêu cầu các Doanh nghiệp phải tuyệt đối tuân thủ. Trên đây là những điều mà các nhà đầu tư cần đặc biệt lưu ý khi thành lập doanh nghiệp và để đảm bảo cho sự phát triển doanh nghiệp trong tương lai.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!