Điều kiện, hồ sơ, thủ tục phá sản doanh nghiệp, công ty
Nội dung bài viết
- 1 Phá sản công ty là gì ?
- 2 Điều kiện phá sản công ty
- 3 Thực trạng phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
- 4 Hồ sơ làm phá sản doanh nghiệp
- 5 Quy trình thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023
- 5.1 Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty
- 5.2 Bước 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp
- 5.3 Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
- 5.4 Bước 4: Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
- 5.5 Bước 5: Hội nghị chủ nợ
- 5.6 Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- 5.7 Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
- 6 Thời gian giải quyết phá sản công ty
- 7 Chi phí làm thủ tục phá sản doanh nghiệp
Phá sản doanh nghiệp là gì ? điều kiện phá sản công ty ? Hồ sơ, thủ tục phá sản doanh nghiệp như thế nào, có phức tạp không ? Bài viết này Hãng Luật TGS sẽ tư vấn chi tiết các vấn đề.
Phá sản công ty là gì ?
Căn cứ Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản năm 2014 quy định: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Điều kiện phá sản công ty
Để được công nhận là phá sản, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 điều kiện sau:
– Mất khả năng thanh toán;
– Bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản.
Trong đó, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Việc không thực hiện nghĩa vụ thanh toán bao gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1: Không có tài sản để thanh toán các khoản nợ;
Trường hợp 2: Có tài sản nhưng không thanh toán các khoản nợ.
Thực trạng phá sản doanh nghiệp ở Việt Nam
Đại dịch covid 19 đã đẩy hàng triệu doanh nghiệp tại Việt Nam cũng như trên thế giới vào khủng hoảng, vỡ nợ và dẫn đến phá sản. Pháp Luật Việt Nam cũng đã có quy định cụ thể về phá sản công ty.
Hồ sơ làm phá sản doanh nghiệp
Người nộp đơn là chủ nợ
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ của người làm đơn;
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
– Các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần đến hạn mà không đợc doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán;
– Quá trình đòi nợ;
– Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Người nộp đơn là người lao động
Đại diện cho người lao động được cử hợp pháp sau khi được quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tán thành bằng cách bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ ký; đối với doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô lớn, có nhiều đơn vị trực thuộc thì đại diện cho người lao động được cử hợp pháp phải đựơc quá nửa số người được cử làm đại diện từ các đơn vị trực thuộc tán thành.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ của người làm đơn;
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản;
– Số tháng nợ tiền lương, tổng số tiền lương và các khoản nợ khác mà doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được cho người lao động;
– Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Người nộp đơn là doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên, địa chỉ của doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Căn cứ của việc yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải được gửi cho Toà án có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Luật phá sản.
Phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải đựơc tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận;
– Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
– Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được;
– Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
– Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
– Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
– Những tài liệu khác mà Toà án yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải cung cấp theo quy định của pháp luật.
Người nộp đơn là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đuợc thực hiện như mục c ở trên.
Người nộp đơn là các cổ đông công ty cổ phần
Khi nhận thấy công ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định của điều lệ công ty; nếu điều lệ công ty không quy định thì việc nộp đơn được thực hiện theo nghị quyết của đại hội cổ đông. Trường hợp điều lệ công ty không quy định mà không tiến hành được đại hội cổ đông thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 6 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty cổ phần đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu được thực hiện như mục c ở trên, trừ các giấy tờ dưới đây:
– Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
– Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm;
– Danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp;
Người nộp đơn là thành viên công ty hợp danh
– Khi nhận thấy công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản thì thành viên hợp danh có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty hợp danh đó.
– Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu đợc thực hiện như mục c ở trên.
Quy trình thủ tục phá sản doanh nghiệp năm 2023
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty
Chỉ những người có quyền và nghĩa vụ liên quan mới có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Tòa án nhận đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp
Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty, Tòa án xem xét đơn, nếu đơn hợp lệ sẽ thông báo việc nộp lệ phí và tạm ứng phí phá sản.
Nếu đơn chưa hợp lệ thì yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn.
Nếu người nộp đơn không có quyền nộp đơn, hoặc từ chối sửa đơn… thì Tòa án trả lại đơn.
Bước 3: Tòa án thụ lý đơn
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản.
Sau đó, Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn).
Bước 4: Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản Tòa án phải gửi thông báo đến những người liên quan.
Trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, có thể yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản như tuyên bố giao dịch vô hiệu; tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng…
Đặc biệt sẽ kiểm kê lại tài sản, lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ…
Bước 5: Hội nghị chủ nợ
Triệu tập Hội nghị chủ nợ:
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất.
Hội nghị chủ nợ được coi là tiến hành hợp lệ nếu có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm. Nếu không đáp ứng sẽ bị hoãn và phải mở hội nghị lần 02.
+ Hội nghị chủ nợ lần thứ hai. Hội nghị chủ nợ có quyền đưa ra một trong các kết luận sau:
– Đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
– Đề nghị áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh;
– Đề nghị tuyên bố phá sản.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc hết thời hạn thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh nhưng vẫn mất khả năng thanh toán, Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp phá sản.
Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
– Thanh lý tài sản phá sản;
– Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Thời gian giải quyết phá sản công ty
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý hồ sơ phá sản, Tòa án sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản doanh nghiệp.
– Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định mở thủ tục phá sản, Tòa án sẽ niêm yết danh sách chủ sợ và người nợ.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết, doanh nghiệp có thể khiếu nại về danh sách chủ nợ và Tòa án sẽ giải quyết khiếu nại danh sách chủ nợ trong khoảng thời gian này.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày khoá sổ danh sách chủ nợ, Tòa án triệu tập Hội nghị chủ nợ.
Chi phí làm thủ tục phá sản doanh nghiệp
Chi phí phá sản là khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, chi phí đó bao gồm: phí Quản tài viên; doanh nghiệp quản lý; thanh lý tài sản; chi phí kiểm toán; chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật (quy định tại Điều 4 Luật Phá sản 2014).
Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức chi phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp là: 1.500.000 đồng.
Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
– Người lao động, công đoàn có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn thanh toán.
– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán; tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.
Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ Hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư TGS tư vấn miễn phí !
Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS
Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS
Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…
Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp
Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.
Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....
Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ
Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
- Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
- Địa chỉ: Số 10, ngõ 76 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Điện thoại: 0984.769.278
- Email: info.tgslaw@gmail.com
- Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn
Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!