Quyền bảo vệ trẻ em

Tội phạm tình dục đối với trẻ em và yêu cầu đối với vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em

Tội phạm tình dục đối với trẻ em và yêu cầu đối với vấn đề bảo vệ quyền của trẻ em.

Báo điện tử Kenh14.vn đăng 2 bài viết về Hành trình 4 nhà báo “săn yêu râu xanh” Đối tượng đó là Roman Zmaikovic (SN 1985, quốc tịch Slovakia). Sáng 25/9, Roman Zmaikovic bị TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội “Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi”. Diễn biến vụ án cho thấy, Roman từng nhiều lần nhập cảnh vào nước ta để du lịch và biết nói tiếng Việt.

Tháng 12/2017, Roman tiếp tục đến Việt Nam bằng thị thực du lịch có giá trị đến ngày 15/1/2018. Hết thời hạn tạm trú, đối tượng vẫn ở lại, không xuất cảnh. Do có nhu cầu quan hệ tình dục đồng tính, tháng 1/2018, Roman tới bờ hồ Hale (hồ Thiền Quang) và thấy cháu L. (giới tính Nam, SN 2004) đang ngồi trên ghế đá. Hai người làm quen rồi Roman rủ cháu L. cùng các bạn của cháu đi ăn tối. Tiếp đến, “ông tây” đưa cháu L. vào một khách sạn tại quận Hoàn Kiếm, đặt vấn đề và được cháu bé đồng ý cho quan hệ tình dục đồng tính.

Xong việc, Roman cho L. 300.000 đồng và trao đổi nick Facebook để tiện liên lạc, rủ nhau đi quan hệ tình dục. Đáng tiếc, với tội ác ấy, Luật hình sự đưa ra cho Roman Zmaikovic chỉ bị tuyên với mức án 3 năm tù (rồi trục xuất khỏi Việt Nam) là quá nhẹ. Nhìn lại các vụ việc, có thể thấy, chúng ta có quá nhiều kẽ hở và các sự thờ ơ để kẻ xấu nhởn nhơ gây ra tai họa lớn.

Quyền bảo vệ trẻ em

Tội phạm tình dục đối với trẻ em và quyền bảo vệ trẻ em

Không chỉ riêng trẻ em gái là nạn nhân bị xâm hại tình dục, các trẻ em trai, trong đó phần lớn là trẻ đường phố cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị xâm hại.

Theo thống kê của Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an, năm 2016, cả nước có 1.024 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó có 16% là trẻ em nam. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2018 đã phát hiện hơn 700 vụ xâm hại tình dục trẻ em, trong đó, trẻ em nam chiếm khoảng 20%. Đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, bởi thực tế, tình trạng trẻ em nam bị xâm hại tình dục có thể nhiều hơn nhưng không được phát hiện.

Phần lớn, trẻ trai bị lạm dụng tình dục là trẻ em lang thang, cơ nhỡ. Một số khác là các em nam không nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ người thân nên thường bị các đối tượng lợi dụng dụ dỗ, đe dọa, cưỡng bức xâm hại tình dục. Xây dựng được một khuôn khổ pháp luật và chính sách mạnh là điều kiện quyết định trong mọi cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm. Một hệ thống tư pháp hình sự mạnh mẽ, phù hợp với luật pháp quốc tế và được triển khai hiệu quả trên thực tế sẽ giúp các cơ quan hành pháp tăng khả năng phòng ngừa – cũng như xử lý hiệu quả – tội phạm du lịch tình dục trẻ em.

Tại Việt Nam, tội phạm du lịch tình dục trẻ em là một trong những thách thức lớn đối với hệ thống hành pháp. Những đối tượng phạm tội này thường rất khó phát hiện, phạm tội với nhóm trẻ em ít được bảo vệ nhất, sau đó di chuyển đến một nơi khác để không bị truy tố hoặc tiếp tục sống kín đáo, không đăng ký trong cộng đồng. Với sự phát triển du lịch trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, nhìn bề ngoài, có vẻ như nam giới từ các nước phương tây là nhóm đối tượng du lịch tình dục dễ thấy nhất – tuy nhiên, trên thực tế lại cho thấy du khách Châu Á lại là nhóm đối tượng chiếm phần lớn trong các vụ phạm tội du lịch tình dục trẻ em. Cần hiểu rằng, tội phạm du lịch tình dục trẻ em không phải lúc nào cũng do người nước ngoài thực hiện mà còn bao gồm cả nhóm du khách trong nước đi du lịch và có hành vi bóc lột tình dục trẻ em trong thời gian du lịch.

Đối tượng phạm tội có thể bao gồm cả khách ‘vãng lai’ và nhóm đối tượng cư trú lâu dài tại địa bàn. Du lịch tình dục trẻ em là một loại tội phạm có tính đặc thù và thường gây ra những khó khăn nhất định cho các cơ quan tư pháp và pháp luật trong việc xây dựng và thực hiện những biện pháp ứng phó hiệu quả.

Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung

Bộ luật hình sự về quyền bảo vệ trẻ em

>>> Click ngay:  Luật sư bào chữa Tội Cố ý gây thương tích

Thứ nhất, đối tượng thường đến những nơi không phải là nơi cư trú thường xuyên của mình và lợi dụng việc không ai biết đến chúng ở nơi đó để thực hiện hành vi phạm tội. Đặc trưng này đúng với cả nhóm đối tượng có kế hoạch phạm tội từ trước và những đối tượng phạm tội ‘cơ hội’ khi có điều kiện (chính là nhóm chiếm phần lớn trong tội phạm du lịch tình dục trẻ em).

Thứ hai, các loại dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, đi lại và các dịch vụ khác – đặc biệt là những dịch vụ cho phép khách du lịch có thể tiếp xúc trực tiếp với trẻ em – đều được đối tượng phạm tội lợi dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình.

Thứ ba, người phạm tội du lịch tình dục trẻ em thường không lộ diện trong cộng đồng, hoặc trong trường hợp cư trú dài hạn tại cộng đồng, họ rất hạn chế quan hệ với mọi người. Chính sự kín đáo và di chuyển nhanh này đòi hỏi các biện pháp hành pháp phải toàn diện và được điều phối hiệu quả, để hạn chế thấp nhất các lỗ hổng trong pháp luật, đảm bảo các ranh giới về thẩm quyền tư pháp không tạo thành những rào cản đối với việc truy tố tội phạm.

Các biện pháp bảo vệ trẻ em để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp:

– Bảo đảm rằng, pháp luật quy định các biện pháp bảo vệ đầy đủ cho tất cả những người dưới 18 tuổi (trẻ em theo Công ước về quyền Trẻ em)

– Quy định các biện pháp toàn diện (theo luật hoặc ngoài luật) để bảo vệ trẻ em là nạn nhân và nhân chứng trong quá trình tư pháp hình sự, bao gồm các biện pháp cho phép:

+ Thông báo cho trẻ em về quyền và cung cấp thông tin cho các em về quá trình tố tụng.

+ Cho phép trẻ em được trình bày ý kiến và các ý kiến này được xem xét.

+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thông qua quá trình hỗ trợ pháp lý.

+ Bảo vệ bí mật riêng tư và việc xác định nạn nhân là trẻ em (lưu ý là các biện pháp hiện hành).

+ Cho phép xét xử kín, những quy định này có thể mở rộng để bảo vệ bí mật riêng tư một cách tốt hơn).

+ Quy định các biện pháp bảo vệ an toàn cho trẻ em và gia đình (lưu ý là các biện pháp hiệnhành chỉ yêu cầu trẻ em được bảo vệ khỏi nguy hiểm), và tránh các trì hoãn không cần thiết trong quá trình tố tụng.

Nếu bạn có gì thắc mắc hay chưa nắm rõ về luật thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua Hotline: 1900.8698 hoặc truy cập website: https://tgslaw.vn.

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!