phân chia tài sản sau ly hôn
Quy định của pháp luật về phân chia tài sản sau ly hôn

Quy định của pháp luật về phân chia tài sản sau ly hôn

Khi ly hôn, ngoài việc tranh chấp về quyền nuôi con thì tài sản cũng là một vấn đề mà nhiều cặp vợ chồng không tự giải quyết được và thường tách ra làm 2 vụ án đó là giải quyết ly hôn xong sẽ đến giải quyết về tài sản. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc phân chia tài sản sau ly hôn ?

Quy định về tài sản chung của vợ chồng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung của vợ chồng bao gồm :

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

– Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất:

– Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.

– Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.

Nguyên tắc phân chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình, về cơ bản tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được chia đôi, tuy nhiên, có một số lưu ý như sau:

– Trong một số trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định của pháp luật để phân chia.

– Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc của vợ, chồng Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

– Tài sản riêng của vợ chồng thì thuộc sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình. Trong trường hợp của sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu phân chia thì được thanh toán phần giá trị của mình trong đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

– Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được cưa đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này;

– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

– Bên nào muốn yêu cầu Tòa án xác định bất kỳ tài sản nào là của riêng thì có nghĩa vụ phải chứng minh. Nếu không chứng minh được yêu cầu của mình thì xác định đó là tài sản chung.

Trường hợp phân chia tài sản khi ly hôn có đăng ký quyền sở hữu: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng”

Thực tiễn cho thấy, chỉ có tài sản lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới có tên của cả vợ và chồng (như nhà ở, quyền sử dụng đất,…) song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên vợ hoặc chồng như xe moto, tàu thuyền…. Mặt khác. Khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn hân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận chỉ ghi tên vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này có được nguồn gốc từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 điều 32. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 2 điều 34 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng.

Một số tình huống về việc phân chia tài sản sau ly hôn

Tình huống 1: Thưa luật sư, vợ chồng tôi sau khi ly hôn không tự thỏa thuận được về tài sản chung nên chuẩn bị làm đơn ra Tòa yêu cầu phân chia tài sản. Vợ chồng tôi hiện có một cửa hàng bánh ngọt mở sau khi kết hôn được 2 năm, một chiếc ô tô con, một căn nhà 2 tầng được bố mẹ chồng xây cho chúng tôi năm ngoái. Tôi muốn hỏi liệu khi ra tòa tôi có thể được chia phần thế nào?

Trả lời:

Trước tiên ,công ty luật TGS cám ơn chị đã đặt câu hỏi và tin tưởng chúng tôi.Liên quan đến vấn đề phân chia tài sản sau ly hôn thắc mắc của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo Điều 7 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

“1. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: 

a) Trường hợp không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn;

b) Trường hợp có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu thì áp dụng các quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân và gia đình để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.”

Như bạn trình bày thì tài sản chung của vợ chồng bạn bao gồm một chiếc xe, một của hàng bánh, một căn nhà 2 tầng. Trong trường hợp hai vợ chồng không tự thỏa thuận được với nhau, Tòa sẽ chia đôi. Mức độ tài sản mỗi người được hưởng sẽ được hưởng còn phụ thuộc vào những yếu tố như:

– Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Tình huống 2: Năm 2000, tôi kết hôn và hai vợ chồng tôi chung sống với bố mẹ chồng. Cuộc sống gia đình tôi thuận hòa, hạnh phúc cho đến khi tôi phát hiện chồng tôi vẫn thường xuyên qua lại với người yêu cũ và đã có một người con chung. Không chấp nhận sự lừa dối, nên tôi muốn ly hôn song tôi không rõ nếu ly hôn thì tài sản của vợ chồng tôi sẽ được chia như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Theo Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Đó là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Theo đó, nếu ly hôn, tài sản chung của vợ chồng bạn sẽ được chia dựa trên các quy định nêu trên.

XEM NGAY VIDEO LUẬT SƯ TƯ VẤN LY HÔN

 

call-to-like

Đội ngũ luật sư đất đai – Hãng Luật TGS LAWFIRM

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!