Quan điểm của Luật sư trong việc khởi tố vụ án xâm phạm nhãn hiệu Bia Sài Gòn

Quan điểm của Luật sư trong việc khởi tố vụ án xâm phạm nhãn hiệu Bia Sài Gòn

Ngày 10-9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (QSHCN) xảy ra tại xã Hòa Long (TP Bà Rịa).

Trước đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh, vào ngày 23-6-2020 đã kiểm tra và phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh Bia Biva có 4.712 thùng bia thành phẩm, 116.700 vỏ lon “BIA SÀI GÒN VIỆT NAM” và 3.300 thùng carton có dấu hiệu “nhái” thương hiệu BIA SÀI GÒN (đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)).

Vụ việc tương tự còn xảy ra tại Bình Phước khi Cục Quản lý thị trường tỉnh này cũng đã phát hiện 600 thùng “BIA SÀI GÒN VIỆT NAM” nhái sản phẩm của SABECO

Câu hỏi 1: Thưa luật sư, hành vi như thế nào thì được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp?

Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Trong trường hợp này đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu BIA SÀI GÒN. BIA SÀI GÒN được coi là một nhãn hiệu nổi tiếng (là nhãn hiệu được nhiều người tiêu dùng được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam theo quy định khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009).

Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 đã liệt kê các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Do đó, hành vi sản xuất sản phẩm có sử dụng từ ngữ và hình ảnh trùng, gây tương tự đến nhầm lẫn là một trong những hành vi xâm phạm nhãn hiệu – xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Câu hỏi 2: Nhận định của luật sư về tình trạng xâm phạm quyền sở công nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm hiện nay?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp ở Việt Nam đang ngày một gia tăng trên mọi lĩnh vực, trong đó không ngoại trừ lĩnh vực thực phẩm. Thông thường, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm ở Việt Nam được thể hiện dưới dạng sản xuất các sản phẩm xâm phạm nhãn hiệu, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp… của các sản phẩm cùng loại nổi tiếng khác trên thị trường.

Đáng lo ngại hơn, việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm gây ra hậu quả xấu đối với cộng đồng: gây ra sự nhầm lẫn đối với người tiêu dùng giữa sản phẩm xâm phạm và sản phẩm nổi tiếng bị xâm phạm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và tiêu dùng của doanh nghiệp có sản phẩm bị xâm phạm. Hơn nữa, đối với các trường hợp cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của các sản phẩm cùng loại nổi tiếng khác thường có chất lượng kém, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng và danh tiếng của doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Thực tế xét xử trong thời gian qua, các vụ việc khởi tố về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn rất ít so với các hành vi phạm tội khác, đa số các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ dừng lại ở việc xử lý hành chính.

Tuy nhiên, ngay cả biện pháp hành chính được áp dụng cũng tương đối hạn chế do có nhiều lực lượng tham gia như Hải quan, Thanh tra chuyên ngành, Quản lý thị trường và Công an kinh tế nhưng không xác định rõ ràng cơ quan nào là đầu mối. Điều này khiến cho công tác xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp còn nhiều bất cập và khó khăn.

Câu hỏi 3: Tại sao hành vi xâm phạm nhãn hiệu BIA SÀI GÒN của cơ sở sản xuất kinh doanh bia Biva bị khởi tố vụ án hình sự?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Hãng Luật TGS – (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Dựa trên giá thành sản phẩm được doanh nghiệp này chào bán thì Biva đã thu lợi bất chính ban đầu là hơn 500 triệu đồng với 4.712 thùng tại cơ sở và khoảng 600 thùng được tiêu thụ tại Bình Phước. Với tổng giá trị thiệt hại như trên, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của Biva đủ các yếu tố cấu thành tội phạm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015.

Câu hỏi 4: Theo luật sư, cần có biện pháp nào để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như trên?

Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc, Hãng Luật TGS- (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội)

Việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mang tính chất vụ lợi, nhằm mục đích thương mại. Do đó, không khó để chúng ta phát hiện ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thông qua các sản phẩm được tung ra và tiêu thụ trên thị trường. Vì vậy, để có thể phát hiện và xử lý xâm phạm nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu công nghiệp nói chung kịp thời, các cơ quan quản lý thị trường cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý, xem xét hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp  để lập các đợt kiểm tra, thanh tra hàng hóa bất chợt trên các địa điểm sản xuất, kinh doanh có dấu hiệu nghi ngờ đang sản xuất các sản phẩm có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Bên cạnh đó, cần phải kiểm tra, thanh tra cả các địa điểm kinh doanh lớn và nhỏ lẻ trên thị trường, kiểm soát chặt chẽ đầu vào các sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Từ đó, mới có thể kịp thời phát hiện và xử lý các sản phẩm xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như uy tín của doanh nghiệp bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Dịch Vụ Xử Lý Xâm Phạm Sở Hữu Công Nghiệp

Hãng Luật TGS có đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và chuyên môn giỏi  trong lĩnh vực tư vấn, đại diện thực hiện dịch vụ pháp lý về Sở hữu trí tuệ.

Việc xử lý hành vi xâm phạm về quyền Sở hữu trí tuệ là cực kì khó khăn và mất thời gian, tiền bạc. Chính vì vậy, Luật sư sẽ là người hỗ trợ quý khách các thủ tục xử lý được nhanh hơn, chính xác hơn và tỷ lệ thành công cao hơn rất nhiều.

Dịch vụ của Luật TGS bảo gồm: xử lý xâm phạm nhãn hiệu, sáng chế, kiểu sáng công nghiệp, logo,…

Khi khách hàng ủy quyền cho chúng tôi thực hiện thì bằng cái tâm và cái tầm của Luật sư, sự uy tín của thương hiệu Luật TGS sẽ cam kết xử lý tốt nhất để giúp quý khách đòi lại được công lý và những lợi ích vốn thuộc về mình.

➡️ Xem chi tiết dịch vụ: Dịch vụ Luật sư xư lý xâm phạm nhãn hiệu

Mọi vấn đề thắc mắc liên hệ tổng đài 1900.8698 hoặc hotline: 024.6682.8986 để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

call-to-like

Đội ngũ luật sư – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Luật sư Tuấn đạt được nhiều kinh nghiệm tư vấn pháp luật trong các lĩnh vực như khai thác khía cạnh thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ, viễn thông, đầu tư, doanh nghiệp, bất động sản…

thu

 

Nguyễn Thị Hường – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ/Doanh nghiệp

Là chuyên gia pháp lý về lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đã tham gia tư vấn cho các Khách hàng trong và ngoài nước về các vấn đề về đăng ký bảo hộ và giải quyết tranh chấp về Nhãn hiệu, Thương hiệu, Kiểu dáng, Sáng chế, hiện bà là Trưởng Phòng Nhãn hiệu của văn phòng luật TGS.

oanh

 

Nguyễn Thị Oanh – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên viên giỏi trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ, doanh nghiệp. Đặc biệt bà Oanh chuyên tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về giấy phép con như: giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, kiểm nghiệm mỹ phẩm,.....

huongtran

 

Đặng Phương Chi – Chuyên Gia Tư Vấn Về Sở Hữu Trí Tuệ

Là một chuyên gia trong lĩnh vực Sở Hữu Trí Tuệ. Đặc biệt bà Hương là chuyên gia tư vấn giải đáp mọi thắc mắc về nhãn hiệu, thương hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bản quyền tác giả,...

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!