Những điểm mới về phần Quy Định chung trong Bộ Luật Hình Sự

Những điểm mới về phần Quy Định chung trong Bộ Luật Hình Sự

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã kế thừa và phát triển về pháp luật tố tụng hình sự của Nhà nước ta, cụ thể hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp; là công cụ pháp lý quan trọng trong đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo lợi ích Nhà nước, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Những điểm mới về phần Quy Định chung trong Bộ Luật Hình Sự

Những điểm mới về phần Quy Định chung trong Bộ Luật Hình Sự

Trong phần những quy định chung, BLTTHS 2015 đã điều chỉnh các nguyên tắc trong BLTTHS sao cho phù hợp với Hiến pháp 2013, đảm bảo tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Cụ thể như sau:

Về cơ quan, người tiến hành tố tụng

BLTTHS 2015 đã mở rộng thêm những người tiến hành tố tụng như Cán bộ điều tra, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên (Điều 34); Phân định rõ thẩm quyền quản lý hành chính tư pháp với trách nhiệm và quyền hạn tư pháp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán.

BLTTHS 2015 đã quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Cán bộ điều tra, bổ sung quy định về những cơ quan khác và những cơ quan có thẩm quyền tố tụng.

Về người tham gia tố tụng

BLTTHS 2015 đã bổ sung thêm 9 diện người tham gia tố tụng gồm:

+ Người tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

+ Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

+ Người bị bắt;

+ Người chứng kiến;

+ Người định giá tài sản;

+ Người dịch thuật;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;

+ Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.

Điều 55 BL TTHS năm 2015 còn chỉnh lý: “Người bị hại” thành: “Bị hại”; “Người phiên dịch” thành: “Người phiên dịch, người dịch thuật” “Người bảo vệ quyền lợi của đương sự” thành: “Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự”.

Về quy định “Nguyên đơn dân sự” cần lưu ý là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại gửi đến cơ quan tiến hành tố tụng (Điều 63).

quy định mới trong bộ luật tố tụng hình sự

>>> Xem thêm nếu bạn đang có nhu cầu: Biểu phí luật sư dịch vụ pháp lý

Bổ sung một số quyền của tư cách tham gia tố tụng

BL TTHS năm 2015 đã bổ sung một số quyền của tư cách tham gia tố tụng gồm:

– Bổ sung một số quyền của người bị buộc tội.

– Xác định đầy đủ diện của bị hại và bổ sung một số quyền của họ

– Bổ sung một số quyền của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

– Ngoài ra, Điều 66 BL TTHS năm 2015 đã sửa đổi quy định liên quan đến người làm chứng.

– Về bào chữa và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

BLTTHS 2015 đã mở rộng diện người được bảo đảm quyền bào chữa là “Người trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt”.

– Đã nêu lên khái niệm cụ thể và bổ sung diện người được tham gia bào chữa là “người trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý”.

– Đổi mới quy định về cấp đăng kí bào chữa, đặc biệt về quy định thông báo bào chữa, từ chối bào chữa hoặc hủy bỏ việc đăng kí bào chữa cho cơ sở giam, giữ người bị bắt, người bị khởi tố, truy tố.

– Bổ sung một số quyền và cơ chế đảm bảo người bào chữa thực hiện tốt các quyền theo quy định của pháp luật.

– Quy định mới về thời điểm bào chữa tham gia tố tụng.

– Quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự.

Về chứng minh và chứng cứ

– Quy định thêm về nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử và việc thu thập dữ liệu điện tử.

– Quy định chặt chẽ và chi tiết về việc xử lý vật chứng.

Về biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế

– Các trường hợp bắt đều được quy định cụ thể, gồm: bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.

– Quy định cụ thể trường hợp giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

– Quy định cụ thể những việc cần làm ngay sau khi bắt người hoặc nhận người bị bắt.

– Quy định chặt chẽ căn cứ tạm giam và rút ngắn thời hạn tạm giam.

– Sửa đổi nhằm tăng tính hiệu quả các biện pháp bảo lĩnh, đặt tiền để bảo đảm, cấm đi khỏi nơi cư trú và bổ sung các biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, biện pháp cưỡng chế.

Trên đây là quan điểm của Luật sư TGS. Nếu còn có vấn đề chưa rõ Hãy gọi ngay: 1900.8698 để được tư vấn trực tuyến qua tổng đài tư vấn miễn phí Hoặc truy cập Website: Văn phòng luật sư giỏi tại Hà Nội

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!