Những quy định mới về tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Những quy định mới về tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Những quy định mới về tội tham nhũng

  1. Mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm về chức vụ để có thể xử lý được một số hành vi phạm tội về chức vụ nói chung và hành vi phạm tội về tham nhũng nói riêng xảy ra trong khu vực tư (ngoài nhà nước) như tham ô tài sản, nhận hối lộ…;
  2. Mở rộng nội hàm “của hối lộ” cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm;
  3. Sửa đổi, bổ sung một số cấu thành tội phạm;
  4. Bổ sung cấu thành tăng nặng định khung hình phạt đối với một số tội, quy định cụ thể các tình tiết định tội, định khung hình phạt;
  5. Nâng mức định lượng tiền là tình tiết định tội, định khung hình phạt;
  6. Bổ sung một số chính sách về xử lý tội phạm tham nhũng.

Những quy định mới về tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Những quy định mới về tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Luật TGS đưa ra quan điểm như sau

Mở rộng phạm vi chủ thể của tội phạm tham nhũng ra khu vực tư (ngoài nhà nước)

Một là, mở rộng nội hàm khái niệm tội phạm chức vụ (trong đó có tội phạm tham nhũng) để có thể bao gồm cả các tội phạm về chức vụ trong khu vực tư (ngoài Nhà nước), cụ thể là mở rộng chủ thể thực hiện tội phạm không chỉ là người có chức vụ trong khi thực hiện “công vụ” (đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước), mà còn là người có chức vụ trong khi thực hiện “nhiệm vụ” (tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước).

Hai là, BLHS năm 2015 giới hạn phạm vi các tội phạm tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước đối với các tội danh sau: Tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ. Cụ thể là khoản 6 Điều 353 (tội tham ô tài sản) quy định “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”; khoản 6 Điều 354 (tội nhận hối lộ) quy định “Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”.

Mở rộng nội hàm “của hối lộ” tại các điều khoản liên quan đến tội phạm tham nhũng

Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm tham nhũng cho thấy, bên cạnh việc dùng tiền hay các lợi ích vật chất khác để hối lộ người có chức vụ, quyền hạn thì lợi ích tinh thần bao gồm nhiều hình thức khác nhau có thể mang lại giá trị về mặt tinh thần cho người thụ hưởng (ví dụ tình dục, vị trí, việc làm…) cũng được các đối tượng sử dụng để hối lộ nhằm đạt được mục đích của mình.

Khoản 1 Điều 354 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

1. a) Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

2. b) BLHS năm 2015 đã bổ sung “lợi ích phi vật chất” vào các cấu thành định tội đối với lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi và một số tội phạm khác về chức vụ như tội đưa hối lộ, tội môi giới hối lộ và tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tham ô, chiếm đoạt, của hối lộ

Để bảo đảm sự phù hợp với thực tiễn xử lý loại tội phạm này, phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế, đồng thời nhằm cá thể hóa trách nhiệm hình sự, bảo đảm mức độ tương xứng giữa hình phạt với tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội khi căn cứ vào giá trị tiền, tài sản tham ô, của nhận hối lộ hoặc thu lời bất chính, BLHS năm 2015 đã nâng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tại các điều khoản có liên quan. Cụ thể: BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung mức định lượng giá trị tiền, tài sản đối với nhóm tội liên quan đến hối lộ:

Nâng giá trị tiền, tài sản là căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 các từ “2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 triệu đồng”

– Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 2 “từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng”;

– Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 3 từ “50.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng”;

– Nâng giá trị tiền, tài sản quy định tại khoản 4 từ “từ 1.000.000.000 đồng trở lên”.

Những quy định mới về tội tham nhũng theo quy định của Bộ luật hình sự

Tội tham nhũng

>>> Xem thêm: Luật sư hình sự tại Vĩnh Phúc

Bổ sung cấu thành  khung hình phạt đối với một số tội tội phạm về tham nhũng

Để bảo đảm tính minh bạch của các quy định, bảo đảm cá thể hóa trách nhiệm hình sự cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng thống nhất áp dụng, BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 theo hướng cụ thể hóa các tình tiết định tính “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, bổ sung nhiều tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với hầu hết các tội phạm về tham nhũng. Cụ thể như sau:

– Tội tham ô tài sản (Điều 353): Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm đ, e, g, khoản 2; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3.

– Tội nhận hối lộ (Điều 354): Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm d, khoản 2; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 3; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.

– Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm đ, e khoản 2, bỏ tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” theo Điều 280 BLHS 1999; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, c, d khoản 3; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 4.

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ: Bổ sung tình tiết định khung hình phạt tại khoản 1; Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm c, khoản 2; Bổ sung các tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 3.

– Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ: Bổ sung tình tiết định khung hình phạt tại khoản 1; Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm c, khoản 2; Sửa đổi khung hình phạt và bổ sung tình tiết định khung hình phạt tại khoản 3, 4.

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi: Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm d, khoản 2; Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại điểm b, khoản 3; Bổ sung tình tiết tăng nặng định khung trách nhiệm hình sự tại khoản 4.

– Tội giả mạo trong công tác: Sửa đổi định khung hình phạt tại điểm c, khoản 2; Sửa đổi, bổ sung khung hình phạt tại khoản 3, 4.

Tăng mức định lượng, cụ thể hóa số tiền phạt đối với các tội phạm về tham nhũng

Một số tội danh, mức phạt chưa được cụ thể hóa mà để theo mức độ giá trị tiền và tài sản mà người tham nhũng có được khi thực hiện hành vi tham nhũng cũng chưa hợp lý vì tiền và tài sản có được đó phải bị tịch thu còn tiền phạt thì cần được quy định cụ thể căn cứ vào tội danh nên BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 theo hướng cụ thể hóa mức tiền phạt. Cụ thể như sau:-

– Tội tham ô tài sản và tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: nâng mức phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng lên từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

– Tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợitrước đây tiền phạt có thể bằng một hoặc gấp 5 lần số tiền hoặc giá trị tài sản mà người đó có được thì theo quy định mới của BLHS 2015, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

– Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, tội giả mạo trong công tác nâng mức phạt từ 3 triệu đến 30 triệu đồng lên từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Bổ sung một số chính sách mới liên quan đến việc xử lý tội phạm tham nhũng

Một là, để tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước trong việc xử lý đến cùng tội phạm tham nhũng, Điều 28 BLHS năm 2015 bổ sung trường hợp không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội tham ô tài sản đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 353, tội nhận hối lộ đặc biệt nghiệm trọng quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 354. Đối với các trường hợp này, bất kể thời điểm nào phát hiện được tội phạm là có thể xử lý.

Hai là, nhằm hạn chế việc áp dụng hình phạt tử hình trên thực tế, góp phần thực hiện chủ trương của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị là giảm hình phạt tử hình, đồng thời khuyến khích người phạm tội tham nhũng khắc phục hậu quả, nộp lại tiền cho nhà nước và hợp tác với cơ quan có thẩm quyền phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm để hưởng chính sách khoan hồng. Điều 40 BLHS năm 2015 quy định “người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn” thì sẽ không thi hành án tử hình đối với người bị kết án và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân.

Để biết thêm thông tin hoặc quy định mới về các loại tội phạm nhận hối lộ hoặc các tội phạm khác theo quy định tại Bộ luật hình sự, xin vui lòng liên hệ tổng đài Dịch vụ luật sư tại Thái Nguyên để được tư vấn luật miễn phí 1900.8698

Trân trọng!

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!