Tất tần tật về quy trình giải quyết vụ án hình sự đơn giản nhất
Tất tần tật về quy trình giải quyết vụ án hình sự đơn giản nhất

Tất tần tật về quy trình giải quyết vụ án hình sự đơn giản nhất

Quy trình giải quyết vụ án hình sự bao gồm những giai đoạn nào? Các vụ án hình sự đều có tính chất cũng như mức độ khác nhau nên sẽ thời gian và cũng tục cũng áp dụng khác nhau. Bài viết này TGS Law sẽ nêu về các giai đoạn để xử lý vụ án hình sự cụ thể một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Tất tần tật về quy trình giải quyết vụ án hình sự đơn giản nhất

Giai đoạn thứ nhất: Khởi tố vụ án hình sự

Đây là giai đoạn đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hay không khởi tố

Giai đoạn này được bắt đầu khi có tin báo hoặc tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và kết thúc giai đoạn khi ra quyết định khởi tố vụ án

Tiến hành ra quyết định khởi tố bị can khi có đủ căn cứ để xác định được người thực hiện hành vi mà Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. 

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố cũng như tài liệu liên quan đến việc khởi tố cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn.

1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự:

Căn cứ xác định dấu hiệu tôi phạm để khởi tố vụ án hình sự được quy định tại Điều 143 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể:

1. Tố giác của cá nhân

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân

3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng

4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước

5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

6. Người phạm tội tự thú.

2. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố

Về thời hạn giải quyết vấn đề này được căn cứ tại Điều 147 Bộ Luật tố tụng hình sự cụ thể như sau:

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

+ Khởi tố vụ án hình sự;

+ Không khởi tố vụ án hình sự;

+ Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

*Lưu ý: thời hạn cũng có thể được kéo dài hơn nhưng không quá 2 tháng đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hay phải điều tra, xác minh tại nhiều địa điểm khác nhau

Giai đoạn thứ 2: Điều tra vụ án

Điều tra vụ án hình sự là một giai đoạn quan trọng trong việc xử lý và giải quyết 1 vụ án hình sự bởi căn cứ vào những kết quả điều tra thì cơ quan điều tra có thể xác định được tội phạm và người có hành vi phạm tội làm cơ sở tiền đề cho việc xét xử xuyên suốt của vụ án tại Tòa án.

Về thời hạn điều tra sẽ tùy vào tính chất vụ việc nên sẽ có sự khác nhau (Căn cứ theo Điều 172 Bộ Luật tố tụng hình sự):

– Vụ án mang tính chất ít nghiêm trọng: 2 tháng. Tuy nhiên CQĐT vẫn có thể gia hạn thêm 1 lần nhưng không quá 2 tháng. Như vậy, đối với trường hợp ít nghiêm trọng thì thời gian có thể kéo dài 4 tháng.

– Vụ án mang tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng: 4 tháng. Tuy nhiên CQĐT vẫn có thể gia hạn thêm lần 1 nhưng không quá 3 tháng và lần 2 không quá 3 tháng. Như vậy, đối với trường hợp nghiêm trọng thì thời gian có thể kéo dài 6 tháng.

– Vụ án mang tính chất rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng: 4 tháng

+ Trường hợp rất nghiêm trọng thì CQĐT có thể gia hạn 2 lần, mỗi lần không quá 4 tháng. Như vậy tổng là 12 tháng.

+ Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì được phép gia hạn 3 lần nhưng tối đa không quá 4 tháng. Tổng là 16 tháng. Tuy nhiên nếu thời hạn điều tra đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì Viện trưởng VKSND tối cao có thể gia hạn điều tra thêm 1 lần và không quá 4 tháng.

Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng VKSND tối cao có quyền gia hạn thêm 1 lần nhưng không quá 04 tháng

Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các Khoản 1, 2, 3 Điều 172 Bộ Luật tố tụng hình sự

Giai đoạn thứ 3: Truy tố

Truy tố là việc nhằm đưa vụ án ra xét xử. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự cần thiết và quan trọng nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan các tài liệu của vụ án hình sự để góp phần hiệu quả nhất cho giai đoạn xét xử của tòa á, loại bỏ những hậu quả tiêu cực, những thiếu sót có thể xảy ra tránh bỏ lọt tội phạm và làm oan cho người vô tội.

Giai đoạn truy tố được bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận được bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố do Cơ quan điều tra gửi đến và kết thúc khi có quyết định của Viện Kiểm sát, các quyết định và thời hạn cụ thể như sau:

– Đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng thì trong thời hạn 20 ngày (gia hạn tối đa 10 ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra VKS phải ra quyết định:

+ Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng),

+ Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là

+ Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng

– Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng (gia hạn tối đa 15 ngày) và đặc biệt nghiêm trọng (gia hạn tối đa 30 ngày) kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

+ Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng (kết luận về tội trạng),

+ Trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc là

+ Đình chỉ hay tạm đình chỉ vụ án hình sự tương ứng

Giai đoạn thứ 4: Xét xử

Ở giai đoạn này sẽ có 2 cấp xét xử bao gồm xét xử sơ thẩm và phúc phẩm.

1. Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

Xét xử sơ thẩm được xác định như là kết thúc quá trình giải quyết 1 vụ án hình sự, tại phiên toà quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng được thực hiện một cách công khai, đầy đủ nhất. Một phiên toàn xét xử sẽ có 3 phần chính bao gồm:

+ Phần 1: thủ tục bắt đầu phiên tòa

+ Phần 2: tranh tụng bao gồm: xét hỏi và tranh luận

+ Phần 3: nghị án và tuyên án.

Để vụ án được đưa ra xét xử thì cần phải được Thẩm phán ra quyết định. Quyết định này sẽ dựa vào việc nghiên cứu hồ sơ vụ án sau khi nhận hồ sơ, giải quyết các khiếu nại, yêu cầu của những người tham gia tố tụng cũng như tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

Về thời hạn đưa ra quyết định được quy định cụ thể tại Điều 277 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015:

“1. Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định:

a) Đưa vụ án ra xét xử;

b) Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

c) Tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án.

Đối với vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 15 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Đối với vụ án được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận lại hồ sơ, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này kể từ ngày Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì Tòa án có thể mở phiên tòa trong thời hạn 30 ngày.”

*Lưu ý: Quá trình xét xử vụ án hình sự tại phiên toà được tiến hành bằng lời nói và tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ và thời gian tạm ngừng phiên tòa.

Giới hạn việc xét xử cũng được quy định tại Điều 298 Bộ Luật tố tụng hình sự, cụ thể:

“1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.

2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”

Phiên tòa kết thúc khi Hội đồng xét xử ra bản án hoặc các quyết định cụ thể.

2. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

a) Người có quyền kháng cáo và kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm:

– Người có quyền kháng cáo gồm:

+ Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ

+ Người bào chữa

+ Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ

+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ

+ – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất

+ Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

– Người có quyền kháng nghị: Viện kiểm sát cùng cấp hoặc trên một cấp có quyền kháng nghị

b. Thời hạn kháng cáo và kháng nghị

–  Thời hạn kháng cáo:

+ Đối với bản án sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày tuyên án.

+ Đối với quyết định sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

– Thời hạn kháng nghị:

+ Đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm: 15 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án

+ Đối với bản án của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp: 30 ngày kể từ ngày Tòa án tuyên án

+ Đối với quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm: 07 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định

+ Đối với quyết định của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp: 15 ngày kể từ ngày Tòa án ra quyết định

Dịch vụ giải quyết vụ án hình sự – Hãng Luật TGS

Với dịch vụ giải quyết án hình sự, Luật TGS sẽ tham gia và ủy quyền từ phía khách hàng trong suyên suốt vụ án từ thời điểm khởi tố cho đến khi có bản án hoặc quyết định từ tòa án và kháng cáo.

Chúng tôi cử Luật sư giỏi nhất để trực tiếp tham gia tranh tụng tại tòa với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tối đã cho bị cáo hoặc người bị hại

Mọi vấn đề thắc mắc hoặc thông tin về dịch vụ liên hệ tới tổng đài 1900.8698 để được Luật sư tư vấn chi tiết nhất

call-to-like

Đội ngũ luật sư bào chữa – Công ty Luật TGS

lstuan

 

Luật sư – Nguyễn Văn Tuấn – Giám Đốc Công ty Luật TGS

Ông là một luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai. Luật sư đã tham gia tranh tụng nhiều vụ án tranh chấp đất đai, vụ án hình sự, kinh tế, thương mại,.. trên toàn quốc.

lshunga

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Phó Giám Đốc Công ty Luật TGS

Thạc sĩ, Luật sư Nguyễn Đức Hùng là một luật sư giỏi, đã từng công tác tại Công ty Luật TNHH NHB và nhiều công ty luật có thương hiệu khác, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Đất đai, hình sự, dân sự.

lshungb

 

Luật sư Nguyễn Đức Hùng – Luật sư Công ty Luật TGS

Luật sư Đức Hùng từng công tác tại nhiều tổ chức hành nghề luật sư uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tranh tụng hình sự, đất đai, tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình.

lsson

 

Luật sư Hà Huy Sơn – Luật sư Công ty Luật TGS

Là một luật sư giỏi trong lĩnh vực hình sự. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Hình Sự, luật sư Hà Huy Sơn đã gây dựng được cho mình thương hiệu riêng và sự uy tín vững chắc đối với khách hàng.

tu van
ảnh đại diện luật sư tuấn

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

  • Luật Sư - Văn Phòng Luật TGS Law
  • Địa chỉ: Số 34, Ngõ 187 Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Điện thoại: 0984.769.278
  • Email: contact.tgslaw@gmail.com
  • Hotline: 0985.928.544 - Luật Sư Nguyễn Văn Tuấn

Hoặc Bạn Có Thể Gửi Nội Dung Đăng Ký Tư Vấn Miễn Phí Qua Biểu Mẫu Dưới Đây Chúng Tôi/Luật Sư Sẽ Liên Hệ Lại Ngay!